Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan là gì?

Trải qua hơn 76 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quân đội nhân dân Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, sức mạnh chiến đấu, phát huy sức mạnh tổng hợp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và tiến lên hiện đại, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Vậy sĩ quan là gì? Sĩ quan có nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi như thế nào? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY đến hotline 0908 308 123 để được Luật sư TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

Căn cứ pháp lý

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2000, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Luật số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008;

2. Luật số 72/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015;

3. Luật Dân quân tự vệ số 48/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam

Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ghi nhận như sau:

“Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.”

Trường Sỹ quan Lục quân I báo công tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đây chính là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đồng thời, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đọc thêm:  GHz là gì? Cách xác định xung nhịp CPU tính theo đơn vị GHz

Nghĩa vụ của sĩ quan

Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây:

– Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;

– Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hóa, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;

– Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;

– Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;

– Gương mẫu chấp hành và vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với Nhân dân.

Trách nhiệm của sĩ quan

Sĩ quan có trách nhiệm sau đây:

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;

– Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;

– Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.

Hành trình trở thành sĩ quan trẻ ưu tú của thủ khoa Sĩ quan Lục quân 1

Những việc sĩ quan không được làm là gì?

Điều 28 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ghi nhận như sau:

“Sĩ quan không được làm những việc trái với pháp luật, kỷ luật quân đội và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.”

Cụ thể:

– Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

Đọc thêm:  Mệnh đề là gì? Mệnh đề chứa biến là gì? Các loại mệnh đề cần ghi

– Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.

– Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

– Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

– Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

Ngoài những việc không được làm trên, sĩ quan còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Quyền lợi đối với sĩ quan tại ngũ

Điều kiện làm việc và tiền lương, phụ cấp

Sĩ quan tại ngũ được hưởng tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc như sau:

– Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định; bảng lương của sĩ quan được tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc quân hàm phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt; phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ. Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự;

– Đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng quân hàm nh­ưng đã có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm hoặc đã có bậc quân hàm Đại tá, cấp Tướng 4 năm trở lên mà chưa được thăng cấp bậc quân hàm cao hơn thì được nâng lương theo chế độ tiền l­ương của sĩ quan;

– Giữ nhiều chức vụ trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ cao nhất và phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo theo quy định của pháp luật;

– Khi được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm thì được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ cũ;

– Khi có quyết định miễn nhiệm chức vụ thì được hưởng các quyền lợi theo cương vị mới;

– Được bảo đảm điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

– Được hưởng phụ cấp nhà ở; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.

Chế độ nghỉ

Sĩ quan tại ngũ được nghỉ những ngày lễ theo quy định của Bộ luật Lao động và nghỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tuy nhiên, khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ và trong thời chiến, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được ra lệnh đình chỉ chế độ nghỉ của sĩ quan; mọi sĩ quan đang nghỉ phải về ngay đơn vị.

Đọc thêm:  Cách giới thiệu quê hương bằng tiếng Anh hay và ấn tượng nhất

Chế độ chăm sóc sức khỏe

– Sĩ quan tại ngũ được chăm sóc sức khỏe; khi bị thương, ốm đau ở xa các cơ sở quân y hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không có khả năng điều trị thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở dân y, được quân đội thanh toán viện phí.

– Bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của chồng và của vợ, vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi của sĩ quan tại ngũ không có chế độ bảo hiểm y tế thì được khám bệnh, chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí tại các cơ sở quân y và dân y theo quy định của Chính phủ.

Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan biệt phái

Sĩ quan biệt phái là sĩ quan tại ngũ được cử đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội. Như vậy, sĩ quan biệt phái có nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi sau:

– Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm và được hưởng quyền lợi như sĩ quan đang công tác trong quân đội; được cơ quan, tổ chức nơi đến biệt phái bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt.

– Thực hiện nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao và chịu sự quản lý của cơ quan, tổ chức nơi đến biệt phái.

Hạ sĩ quan là gì? (cập nhật 2023)

Điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan là gì?

Sĩ quan được nghỉ hưu khi:

– Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước.

– Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu , quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.

Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ khi nào?

Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:

  • Đủ điều kiện nghỉ hưu;
  • Hết tuổi phục vụ tại ngũ;
  • Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;
  • Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.

Hình thức thôi phục vụ tại ngũ gồm có nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên và nghỉ theo chế độ bệnh binh.

Trong đó, phục viên được hiểu là lực lượng quân nhân chuyên nghiệp ra khỏi quân đội, không còn phục vụ trong quân ngũ.

Khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị thì chuyển sang ngạch sĩ quan dự bị.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button