Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình

Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, rướn người và giật mình trong những tháng đầu đời là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, nó thường chỉ xảy ra trong vài giây rồi sau đó hết ngay lập tức do đó các bậc cha mẹ không nên lo lắng quá nhiều. Thế nhưng nếu hiện tượng rướn người và giật mình này diễn ra khá thường xuyên thì ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này cho trẻ.

Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ và ngủ không sâu giấc

Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình do sinh lý

– Những tác động từ môi trường cho dù là nhỏ nhất hay việc chăm sóc nuôi dưỡng bé có thể ảnh hưởng đến trẻ. Chẳng hạn, nơi ngủ không được thoải mái, ấp áp, có quá nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn lớn xung quanh.

– Do trẻ đói: Khi đói bé sẽ bắt đầu cựa quậy, vặn mình, uốn người…nếu vẫn chưa được đáp ứng bé sẽ rên rỉ, khóc. Khi thấy bé hay vặn mình, mẹ nên lưu ý điều này khi chăm bé mẹ nhé!

Đọc thêm:  Bài 1 trang 26 SGK Ngữ văn 8 tập 2

– Phản ứng khi rặn tiểu hay đại tiện: Khi đi tiểu hay đại tiện, có khả năng trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình, đỏ mặt, như bé đang muốn làm hết sức để tống cái gì đó ra, do ở trẻ sơ sinh, phản xạ rặn để điều chỉnh cơ vòng hậu môn và cơ vòng bàng quang chưa phát triển hoàn thiện.

– Môi trường xung quanh không thoải mái với trẻ cũng khiến bé hay vặn mình: tã quá ướt, mẹ quấn lã quá chật chội…

Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình do bệnh lý

Do trẻ mắc các bệnh lý về gan như vàng da làm cơ thể trẻ sản sinh bilirubin quá mức khiến não bộ của trẻ bị tổn thương và gây ra tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh.

Hạ canxi huyết: Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị hạ canxi huyết. Khi trẻ bị hạ canxi huyết thường có các biểu hiện dễ kích động, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc về đêm, vặn mình và rướn người khi ngủ.

Các bệnh lý liên quan đến thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh của bé bị tổn thương, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, hay vặn mình khi ngủ.

Khi da trẻ bị tổn thương, ngứa, nóng rát hoặc tai trẻ bị côn trùng chui vào trong lúc ngủ cũng khiến trẻ vặn mình.

Đọc thêm:  Bảng chữ cái tiếng Pháp phát âm khó không? - Pháp ngữ Bonjour

Biện pháp chữa trẻ sơ sinh hay vặn mình mà cha mẹ cần phải biết

Để hạn chế tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh các bậc cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau:

+ Không gian ngủ của trẻ cần yên tĩnh, thoải mái, nhiệt độ phòng ngủ của trẻ vừa đủ, không được quá nóng hoặc quá lạnh.

+ Cho trẻ bú vừa đủ, không nên cho trẻ bú quá no hoặc đói.

+ Sử dụng các loại tã phù hợp với làn da của trẻ, mặc quần áo rộng rãi để trẻ có một giấc ngủ ngon hơn.

+ Lựa chọn các loại tã mềm mại, êm ái, thấm hút tốt để tạo cảm giác thoải mái tối đa cho trẻ khi ngủ.

+ Mặc cho trẻ những bộ quần áo ngủ rộng rãi và đủ ấm.

+ Vệ sinh phòng ngủ trẻ sạch sẽ, giặt giũ chăn nệm trẻ thường xuyên, để trẻ không bị ngứa ngáy, khó chịu.

+ Thay tã cho trẻ thường xuyên, không nên để tã quá ẩm ướt.

+ Khi thấy trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, mẹ có thể ôm bé vào lòng, hát ru, vỗ về, vuốt ve, âu yếm để trẻ có cảm giác an toàn, được che chở khi ngủ.

+ Thường xuyên tắm nắng cho trẻ, nên tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng khi ánh sáng dịu nhẹ nhằm để bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ.

Để con mình có được giấc ngủ ngon, các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu rõ các lý do khiến con mình hay rướn người, giật mình khi ngủ, ngủ không sâu giấc để chữa trị cho trẻ một cách hiệu quả, giúp trẻ có thể được phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button