Một Số Lưu Ý Khi Trồng Cây Ăn Quả
Hiện nay, bà con nông dân đẩy mạnh việc trồng cây ăn quả để phát triển kinh tế, nhằm tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, việc trồng và chăm sóc các giống cây ăn trái để đạt năng suất cao không phải là chuyện dễ dàng, đòi hỏi phải tuân thủ một số kĩ thuật cơ bản. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn một số lưu ý khi trồng trọt.
Bà con nông dân đẩy mạnh phát triển cây ăn quả
1. Lựa Chọn Đất Trồng
Đất là giá thể cũng là nơi cung cấp dinh dưỡng cho cây ăn quả phát triển. Do vậy, cần chọn vùng đất có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nhu cầu sinh trưởng phát triển của loại cây ăn quả định trồng.
Ví dụ: Cây Đu Đủ Da Vàng rất thích hợp với nhiều loại đất; tuy nhiên tốt nhất bạn nên chọn trồng ở những nơi có chất đất cao, thoát nước tốt và giàu mùn.
Lựa chọn đất trồng cho phù hợp với giống cây trồng
Nếu chọn được vùng đất tốt, tầng canh tác dày sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để cây cho nhiều quả, chất lượng tốt. Bộ rễ của các loại cây ăn quả thường rất dày và đâm sâu xuống đất; do vậy cần lựa chọn những vùng có tầng đất canh tác phải đủ dày để bảo đảm bộ rễ cây phát triển tốt, độ dốc không quá 20oC, gần nguồn nước tưới.
Đất trồng cũng cần được xử lý tốt trước khi trồng để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây trồng.
2. Bón Phân Lót Và Lấp Hố
Khi đào hố xong, phần đất màu của mỗi hố được trộn đều với 20kg – 30kg phân chuồng hoai mục, 0,2kg – 0,3kg đạm sunfat amôn, phân lân vi sinh hoặc 3kg phân lân nung chảy, 0,2 kg kali (K2SO4) và 0.5kg – 1kg vôi bột.
Đào hố trồng cây
Những loại phân này vừa có tác dụng xử lý đất vừa có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây ăn quả về sau.
Kỹ thuật lấp đất được tiến hành như sau: Khi lấp hố cần cho một lớp đất đáy trước, sau đó mới cho hỗn hợp phân chuồng với đất xuống sau, vun thành vồng đất cao hơn so với mặt đất vườn 15cm – 20cm.
Kỹ thuật này có rất nhiều ưu điểm vừa giúp cây ăn quả không bị úng nước lại dễ chăm sóc và tránh được nấm bệnh Phytophthora.
3. Cây Ăn Quả Trồng Xen Canh
Nhằm tận dụng không gian những năm đầu khi cây ăn quả chính chưa khép tán, thì người dân sẽ chọn việc trống xen canh.
Ví dụ: Hiện nay giống Đu Đủ Xanh Lùn được ứng dụng trong mô hình trồng xen canh và thu hoạch với năng suất rất cao.
Mô hình trồng xen canh giống cây Đu Đủ Xanh Lùn
Tuy nhiên, cần lưu ý loại cây ăn quả xen cần có một số đặc tính phù hợp để không cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng với cây ăn quả chính.
Một số tiêu chí được đưa ra khi lựa chọn cây xen canh đó là:
Nhanh cho thu hoạch
Có khả năng chịu bóng tốt và thấp cây
Bộ rễ phát triển không quá mạnh để cạnh tranh với cây chính.
Cây xen canh nên có tác dụng hỗ trợ cho cây trồng chính như hạn chế xói mòn đất, hạn chế sâu bệnh hại, tăng hàm lượng mùn, đạm trong đất
Ngoài ra phụ thuộc vào cây chính là gì để lựa chọn cây xen canh phù hợp.
4. Trồng Cây
Lưu ý độ ẩm đất thường xuyên phải đạt 70% trong 15 ngày đầu để cây không chết, bộ rễ nhanh chóng tiếp xúc với đất, lượng nước tưới khoảng 10 – 15 lít/ cây/ ngày.
Tiến hành trồng cây
5. Tưới Nước
Tùy thuộc vào thời tiết của những ngày sau mà chúng ta sẽ có những phương án tưới nước phù hợp. Chú ý không nên tưới vào thân cây ăn quả tránh để cây bị ẩm dễ nhiễm bệnh Phytophthor
6. Phòng Trừ Sâu Bệnh
Sâu bệnh là nỗi ám ảnh của mọi nhà nông. Mỗi loại cây ăn quả sẽ có những sâu bệnh đặc thù.
Phòng trị sâu bệnh ở cây Nhãn
Cần theo dõi liên tục và kịp thời để có những biện pháp xử lý khi xuất hiện sâu bệnh.
Trước những thông tin hấp dẫn như trên, bà con nông dân đã có thể yên tâm trồng trọt và thu hoạch với năng suất cao.
Chúc các bạn thành công!
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!