[LỜI GIẢI] Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn“Bà lão c
Lời giải của Tự Học 365
Phương pháp giải:
– Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
– Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
a. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả: Kim Lân là một cây bút văn xuôi tiêu biểu của nên văn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác của Kim Lân chủ yếu viết về đề tài nông thôn và hình tượng người nông dân với ngòi bút miêu tả cảnh ngộ, tâm lý nhân vật.
– Giới thiệu tác phẩm: Vợ nhặt à truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, rút từ tập “Con chó xấu xí”. Tác phẩm đã tái hiện lại hiện thực đau khổ, thảm hại trong nạn đói năm 1945 đồng thời phát hiện và trân trọng những phẩm chất đáng quý của người nông dân nghèo trước tình cảm nạn đói khủng khiếp.
b. Thân bài:
* Giới thiệu hoàn cảnh vị trí đoạn trích:
+ Đoạn trích nằm ở phần sau của tác phẩm khi Tràng đã đưa người vợ nhặt về ra mắt mẹ mình là bà cụ Tứ.
* Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ qua đoạn trích.
– Tâm trạng bất ngờ của bà cụ Tứ khi chứng kiến sự việc.
+ Bà hiểu rõ hoàn cảnh của con trai mình: Tràng là một kẻ xấu xí, thô kệch lại là dân xóm Ngụ cư vì thế nên tới tận tuổi này anh vẫn ế vợ. Thế nhưng lúc này anh lại đường đột dẫn về một người đàn bà và giới thiệu đó là vợ mình ngay trong hoàn cảnh nạn đói. Bà đứng sững lại, nín lặng,..
– Tâm trạng xót thương của một người mẹ yêu con, một người đàn bà giàu lòng nhân ái.
+ Bà tủi phận mình vì người ta dựng vợ gả chồng cho con lúc ăn nên làm ra, còn con mình thì lấy vợ trong lúc đói kém, chết chóc đang bủa vây. Cái cảm giác buồn tủi ấy đã biến thành giọt lệ: “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà đã rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Đó là dòng nước mắt xót xa, buồn tủi, thương cảm, đã chảy xuống bởi sự ám ảnh của cái đói, cái chết .
+ Bà cũng hiểu ra cái điều: “Có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình . Mà con mình mới có vợ được”. Tức là bà thừa biết mục đích người đàn bà theo không Trang về làm vợ. Bà hiểu vì chị ta đói quá, chị ta muốn kiếm miếng ăn nên mới chấp nhận lấy con bà. Trong hoàn cảnh nạn đói khủng khiếp, tới việc gia đình bà có dìu nhau qua khỏi nạn đói được hay không cũng còn chưa chắc chắn. Ấy vậy mà bỗng từ đâu bà lại phải đèo bòng thêm một người nữa. Bà hoàn toàn có thể phủ nhận cuộc hôn nhân này nhưng bà không làm vậy bà chấp nhận cuộc hôn nhân này và vui với nó vì hai lẽ: Con bà có được vợ và mừng cho người phụ nữ kia đã tìm được chỗ nương thân.
+ Bà đối xử với người con dâu mới một cách tử tế. Đối với bà người phụ nữ kia không phải là một người vợ nhặt mà là một người con dâu chính thức có cưới hỏi đàng hoàng.
=> Tâm trạng thể hiện một người mẹ thương con và một người đàn bà giàu lòng nhân ái.
– Tâm trạng lạc quan của bà cụ Tứ
+ Bà lão hi vọng về một ngày mai tươi sáng hơn giữa cái cảnh tối tăm của cái đói, cái chết với niềm tin vào cuộc sống, với cái triết lí dân gian “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời ?”
*Đánh giá , nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân
– Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo để phát hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.
– Với năng lực phân tích tâm lí tinh tế, ngôn ngữ chọn lọc và lựa chọn những chi tiết đặc sắc, Kim Lân đã diễn tả đúng tâm lí một bà cụ nông dân nghèo khổ, tội nghiệp nhưng rất hiểu đời và có tấm lòng nhân ái cảm động.
c. Kết bài: Khái quát lại nội dung, nghệ thuật đoạn trích.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!