Trường từ vựng là gì? Đặc điểm của trường từ vựng
Trong tiếng việt, việc sử dụng các trường từ vựng đóng vai trò quan trọng trong việc làm phong phú thêm ý nghĩa của câu. Tuy nhiên, trường từ vựng là gì và cách sử dụng ra sao là điều không phải ai cũng nắm được. Chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về trường từ vựng qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Trường từ vựng là gì?
Trường từ vựng là một khái niệm có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ chính xác và linh hoạt. Đây là tập hợp một loạt các đơn vị từ vựng có mối liên kết với nhau theo một tiêu chí nhất định nào đó. Thông thường, các trường từ vựng được xây dựng dựa trên mối quan hệ với nhau về nghĩa một cách đa chiều. Trường từ vựng có thể theo quan hệ dọc hoặc quan hệ ngang.
Ví dụ: nơm, vó, câu, lưới,… có quan hệ với nhau đều là các dụng cụ dùng để đánh bắt thuỷ hải sản
Trường từ vựng là một khái niệm được sử dụng phổ biến. Hiện nay, trong tiếng Việt có 3 thuật ngữ gồm trường từ vựng, ngữ nghĩa, trường nghĩa đều được sử dụng để chỉ cùng một khái niệm. Tuy nhiên, do đặc tính của sách giáo khoa mà trường từ vựng được thống nhất để sử dụng chung.
Cơ sở của trường từ vựng là tính hệ thống của từ vựng đó về mặt ngữ nghĩa. Từ vựng có nhiều tiểu hệ thống, trong đó mỗi tiểu hệ thống lại được chia thành các hệ thống nhỏ hơn, trong mỗi hệ thống nhỏ này lại chia thành một trường từ vựng.
Ví dụ: Trường từ vựng về “người” bao gồm các trường từ vựng nhỏ hơn như: người nói chung, các bộ phận cơ thể người, trạng thái của con người, tính chất của con người. Mỗi trường từ vựng trên lại bao gồm các trường từ vựng nhỏ hơn, ví dụ nếu nói về hoạt động của con người ta có:
– Hoạt động trí tuệ: suy nghĩ, phân tích, phán đoán, tổng hợp,…
– Hoạt động giác quan: nghe, nhìn, ngửi, sờ, nếm,…
– Hoạt động của tay: cầm, nắm, viết, sờ, chạm,…
Bạn có thể quan tâm
từ ghép là gì
từ là gì
từ chỉ đặc điểm là gì
biện pháp tu từ là gì
từ chỉ sự vật là gì
đại từ là gì
quan hệ từ là gì
Phân loại trường từ vựng
Trường tuyến tính
Đây là tập hợp các từ vựng có quan hệ với nhau theo hàng dọc. Để xác định các trường tuyến tính, ta cần chọn 1 từ vựng làm gốc rồi từ đó tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó để tạo thành cụm từ hoặc câu (chuỗi tuyến tính)
Ví dụ: Trường từ vựng “làm” bao gồm làm bài tập, làm việc, làm màu, làm giáo viên,…
Trường trực tuyến
Tập hợp này gồm những trường từ vựng biểu niệm và biểu vật. Cụ thể:
– Trường biểu vật: là những từ đồng nghĩa với nhau về ý nghĩa biểu thị vật. Để xác định, ta chọn một danh từ biểu thị sự vật làm gốc rồi thu thập những từ có phạm vi biểu vật với danh từ được chọn.
Ví dụ: Trường từ vựng gốc “Cá”, ta có các trường từ vựng khác như:
- Tên gọi các loài cá: cá vàng, cá chép, cá mập, cá trắm,…
- Các bộ phận của cá: đầu cá, mắt cá, vây cá, đuôi cá,…
- Hình dáng, kích thước của cá: cá to, cá nhỏ,…
- Mục đích sử dụng của loài cá đó: cá cảnh, cá giống,…
– Trường biểu niệm: là những từ có cùng một ý nghĩa biểu niệm. Để xác định, ta lựa chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, sau đó thu thập các từ có chung cấu trúc biểu niệm đó.
Trường liên tưởng
Tập hợp các từ vựng được xuất hiện là do có sự liên tưởng linh hoạt với một từ gốc nào đó. Để xác định trường từ vựng liên tưởng, ta chọn một từ gốc làm trung tâm rồi tìm các từ khác dựa vào mối quan hệ với trường từ vựng gốc đó.
Ví dụ: Trường từ vựng “Gia đình” gồm:
- Liên tưởng đến mối quan hệ trong gia đình: ông bà, cha mẹ, anh chị em, cô dì, chú bác,…
- Liên tưởng về các hoạt động: chăm sóc, dạy dỗ, nuôi dưỡng,…
- Liên tưởng về địa điểm của gia đình: phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng thờ,…
- Liên tưởng về tính chất: yêu thương, đùm bọc, bao dung, hi sinh,…
Đặc điểm của trường từ vựng
Trường từ vựng có thể bao hàm một số trường từ vựng nhỏ hơn
Ví dụ: Trường từ vựng “động vật” có thể gồm các trường từ vựng nhỏ hơn:
- Tên gọi các loài động vật: chó, gà, lợn, bò, mèo, dê, cừu, hổ, cáo,…
- Giống loài: trống, mái, đực, cái,…
- Bộ phận cơ thể: đầu, đuôi, sừng, mõm, vuốt, nanh,….
- Hoạt động: chạy, lao, trườn, bò, phi, cấu, xé, vồ, đánh hơi,…
Một số từ vựng có nhiều nghĩa có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng khác nhau
Ví dụ: Động từ “chạy” có thể xuất hiện với các hàm nghĩa sau:
- Chỉ hoạt động của chân với tốc độ cao: người chạy, con chó chạy, con mèo chạy,…
- Chỉ hoạt động tìm kiếm: chạy tiền, chạy thầy, chạy việc,…
- Chỉ hoạt động trốn tránh: chạy loạn, chạy giặc,…
- Chỉ sự vận hành: đồng hồ chạy, máy móc chạy,…
- Chỉ sự vận chuyển: chạy thóc vào nhà,…
Việc chuyển nghĩa của từ bằng các phương thức biểu đạt như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ là quá trình chuyển trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác.
Cách xác định trường từ vựng
Tham khảo nhiều tài liệu văn học tại AMA
Dựa vào nguồn gốc của từ
Từ thuần Việt
Từ thuần Việt là lớp từ lâu đời, cơ bản và quan trọng nhất của tiếng Việt. Từ thuần Việt do người Việt sáng tạo để thể hiện các sự vật, hiện tượng, đặc điểm,… Một số từ thuần Việt phổ biến trong đời sống hàng ngày như: bố, mẹ, vợ, chồng, cười, nói, ăn, ngủ,…
Từ Hán Việt
Từ Hán Việt là những từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán và được hình thành bằng cách ghép các từ, ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Ví dụ như các từ kiên nhẫn, tử tế, an phận, công thành danh toại,…
Từ gốc Ấn – Âu
Từ gốc Ấn – Âu gồm các từ mượn tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga. Ví dụ như xúc xích, bít tết, bê tông, cao su, ghi lê, sốt, lô cốt, Xô viết,…
Dựa vào phạm vi sử dụng
Thuật ngữ
Là những từ dùng để chỉ các khái niệm, đối tượng được xác định chặt chẽ, chính xác trong mỗi lĩnh vực, mỗi ngành khác nhau.
Ví dụ:
– Trong sinh học: giống, loài, bộ, lớp, di truyền, đột biến, kháng thể, miễn dịch, đơn bào, đa bào, phân bào,…
– Trong ngôn ngữ học: hình vị, âm vị, nguyên âm, phụ âm,…
Từ ngữ địa phương
Là những từ riêng của một địa phương nào đó, chỉ phổ biến trong phạm vi địa phương đó
Ví dụ: má (mẹ), mè (vừng), điệp (phượng), mần (làm), mắc cỡ (xấu hổ),…
Từ nghề nghiệp
Lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi những người cùng làm công việc đó.
Ví dụ:
– Nghề thợ mỏ: đi lò, lò chợ, lò thương,…
– Nghề thợ mộc: mông vuông, mộng mỏ sẻ, mộng nanh sấu, chàng tách, phạt mộc, cầu bẩy, cất nóc, thuận, bức bàn,..
Tiếng lóng
Bộ phận nhóm từ ngữ dùng để chỉ sự vật, hiện tượng, hành động,… vốn đã có sẵn trong vốn từ vựng với một cách gọi khác.
Ví dụ:
– Lính phòng không: người chưa có vợ
– Goá phụ: người đàn bà đã mất chồng
– Phao: tài liệu để gian lận trong thi cử
Lớp từ chung
Những từ được tất cả mọi người sử dụng ở mọi nơi vào mọi lúc. Đây là những từ có số lượng từ lớn nhất và gặp phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về trường từ vựng là gì mà AMA muốn cung cấp và chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc học môn Ngữ Văn và việc sử dụng tiếng Việt trong đời sống hàng ngày.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!