Tước danh hiệu Công an nhân dân là gì? – Luật Hoàng Phi
Để đảm bảo việc thực hiện nội quy, nhiệm vụ, trách nhiệm, xiết chặt kỷ luật bằng các hình thức xử lý kỷ luật là rất cần thiết, đặc biệt trong các ngành đòi hỏi tính kỷ luật cao như công an, quân đội.
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về hình thức xử lý kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân, giúp Quý vị làm rõ tước danh hiệu Công an nhân nhân là gì? Mời Quý vị tham khảo:
Công an nhân dân là gì?
Trước khi đi vào làm rõ Tước danh hiệu Công an nhân dân là gì? cùng tìm hiểu về khái niệm Công an nhân dân.
Theo Điều 3 Luật Công an nhân dân năm 2018, Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:
– Bộ Công an;
– Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
– Công an xã, phường, thị trấn.
Thế nào là tước danh hiệu Công an nhân dân?
Tước là lấy đi, không cho sử dụng, xoá bỏ. Tước danh hiệu Công an nhân dân là bị tước đi danh hiệu chức danh mà bản thân đang có và đi kèm là những quyền lợi của chức danh công an về nhân thân và gia đình của người đó. Sau khi bị tước danh hiệu Công an nhân dân thì công an đó không còn trong hàng ngũ công an Việt Nam.
Ý nghĩa tước danh hiệu Công an nhân dân
Tước danh hiệu Công an nhân dân là hình thức kỷ luật nặng nhất đối với các chiến sĩ, cán bộ công an khi thực hiện các hành vi vi phạm theo quy định.
Khi nào bị tước danh hiệu Công an nhân dân?
Thông tư quy định việc xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đang dự thảo, nếu cán bộ, chiến sỹ công an có những vi phạm dưới đây sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật nặng nhất là tước danh hiệu Công an nhân dân.
Cụ thể đó là những trường hợp vi phạm về quan điểm chính trị và kỷ luật phát ngôn; Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; Vi phạm các quy định về bầu cử; Vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
Vi phạm quy định về quan hệ với tổ chức, cá nhân nước ngoài và quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh; Vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Vi phạm các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; Vi phạm trong công tác phòng, chống tội phạm; Vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ; Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng Quy tắc ứng xử của Công an nhân dân hoặc những điều đảng viên không được làm.
Vi phạm quy định về thi cử và quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, học bạ, bảng điểm như tổ chức cho thi thuê, thi hộ…; Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội như bán dâm, tàng trữ ma túy, trộm cắp tài sản…
Có hành vi bạo lực gia đình đặc biệt nghiêm trọng như: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm danh dự của vợ/chồng, con cái, bố mẹ….
Không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Vi phạm pháp luật hình sự hoặc cơ quan điều tra có đủ căn cứ khởi tố bị can và đã có văn bản đề nghị tước danh hiệu Công an nhân dân trước khi tiến hành khởi tố.
Bị khởi tố bị can và quyết định khởi tố bị can được Viện kiểm sát nhân dân phê chuẩn; Hành vi đã cấu thành tội phạm nhưng không bị khởi tố do người bị hại không yêu cầu, áp dụng đối với trường hợp hành vi phạm tội chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.
Trình tự xử lý kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân
Theo Điều 14 dự thảo Thông tư về hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân, theo đó, hồ sơ đề nghị xử lý kỷ luật bao gồm:
– Tóm tắt lý lịch của cán bộ, chiến sĩ vi phạm;
– Các tài liệu, báo cáo kết luận về vi phạm;
– Bản tự kiểm điểm của cán bộ, chiến sĩ vi phạm;
– Biên bản cuộc họp xét đề nghị kỷ luật và biên bản kiểm phiếu;
– Biên bản cuộc họp đề nghị hình thức xử lý kỷ luật của cấp ủy hoặc Ban Thường vụ cấp ủy và lãnh đạo đơn vị (đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý và quyết định kỷ luật của lãnh đạo cấp trên) hoặc Ban Thường vụ cấp ủy và lãnh đạo đơn vị (đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý và quyết định kỷ luật của lãnh đạo cùng cấp);
– Văn bản đề nghị của đơn vị.
Để đưa ra quyết định kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân phải thực hiện thông qua trình tự như sau:
– Sau khi phát hiện có dấu hiệu của hành vi vi phạm lãnh đạo đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp yêu cầu cán bộ, chiến sỹ công an phải tự kiểm điểm về hành vi vi phạm trước tập thể, cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với hành vi mình đã gây ra;
– Thông qua lời khai, bản kiểm điểm cùng với những căn cứ, chứng cứ thu nhập được ổ chức thẩm tra, xác minh, kết luận về vi phạm của cán bộ, chiến sĩ, trường hợp có đầy đủ căn cứ, vi phạm đã rõ thì không cần xác minh mà có thể họp kiểm điểm, đề nghị xử lý kỷ luật ngay đối với cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân;
– Sau khi xác minh được mức độ, hành vi tính chất vi phạm, tổ chức, lãnh đạo sẽ họp xét, đề xuất hình thức kỷ luật: Trước khi họp, lãnh đạo đơn vị (người chủ trì) thông báo bằng văn bản cho người . Nếu cán bộ, chiến sĩ vi phạm không chấp hành yêu cầu của lãnh đạo đơn vị về dự họp kiểm điểm hoặc không viết bản tự kiểm điểm thì vẫn tiến hành họp xét kỷ luật.
– Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị họp biểu quyết thống nhất hình thức kỷ luật (đối với trường hợp cán bộ bị xử lý kỷ luật hoặc hình thức kỷ luật thuộc thẩm quyền của lãnh đạo cùng cấp) hoặc cấp uỷ và lãnh đạo đơn vị họp đề nghị hình thức kỷ luật (đối với trường hợp cán bộ bị xử lý kỷ luật hoặc hình thức kỷ luật thuộc thẩm quyền của lãnh đạo cấp trên).
– Trường hợp không thể tổ chức được phiên họp cấp ủy và lãnh đạo đơn vị thì cơ quan tổ chức cán bộ báo cáo xin ý kiến bằng văn bản từng đồng chí trong cấp ủy, lãnh đạo đơn vị (kèm theo phiếu biểu quyết hình thức kỷ luật).
Sau khi thực hiện xét đề nghị kỷ luật tại Điều 13 Thông tư dự thảo, cấp ủy và lãnh đạo đơn vị họp xét và biểu quyết hình thức xử lý. Đối với các hành vi vi phạm nêu tại mục 3 trong bài viết sẽ đưa ra hình thức kỷ luật cụ thể và gửi hồ sơ đề nghị xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ vi phạm lên cấp có thẩm quyền xét quyết định kỷ luật và trong thời hạn từ 15 đến 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xử lý kỷ luật, lãnh đạo cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ phải ra quyết định xử lý kỷ luật bằng văn bản đối với cán bộ, chiến sĩ thực hiện các hành vi phạm.
Đối với hình thức kỷ luật Tước danh hiệu Công an nhân dân, trước khi công bố quyết định, lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, chiến sĩ phải thu lại toàn bộ các loại hồ sơ tài liệu, Giấy chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng nhận điều tra hình sự, Thẻ thanh tra, Thẻ tuần tra kiểm soát và các vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện công tác mà cán bộ, chiến sĩ đó đã được trang bị. Quyết định kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân phải gửi cho chính quyền địa phương nơi cán bộ, chiến sĩ vi phạm cư trú để biết.
Trường hợp cán bộ, chiến sỹ bị tước danh hiệu công an được thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp Quý độc giả hiểu thêm về tước danh hiệu Công an nhân dân, giải đáp được thắc mắc rõ tước danh hiệu Công an nhân nhân là gì? Chúng tôi rất mong nhận được những thông tin chia sẻ, đóng góp liên quan từ Quý độc giả về nội dung bài viết.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!