Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyện cười

Đề bài: Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyện cười

tuong tuong va ke lai cuoc gap go voi mot nhan vat trong truyen cuoi

Phần 1: Dàn ý tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyện cười

Phần 2: Bài văn mẫu Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyện cười

Bài làm:

Nhiều năm trôi qua, tôi giờ đây đã là một cô gái trưởng thành, xinh đẹp và đặc biệt thực hiện được ước mơ của mình trở thành một giáo viên. Được phân công về dạy tại một ngôi trường làng ở vùng quê nghèo, nơi đây thật yên bình với những con người vô cùng thân thiện, chân tình, họ yêu con chữ như yêu cuộc đời của mình vậy. Vì nơi đây khó khăn nên nhiều người dù đã lớn tuổi sống vẫn cắp sách học chữ, tại đây tôi có gặp một người rất đặc biệt.

Đó là một cậu học trò, trông cũng ra dáng là người có học, mặt mũi sáng sủa. Cậu ấy đến học ở lớp học thêm của tôi, mấy bé nhỏ tuổi mới giới thiệu cho tôi biết đây là anh học trò được phụ huynh mời về dạy con trong truyện “Tam đại con gà”. Tôi lấy làm tò mò về cậu lắm, vì vốn dĩ đây là nhân vật mà tôi thấy rất thú vị và hài hước. Cả buổi dạy cậu ấy rất nghiêm túc, chăm chú nghe từng lời tôi giảng, thỉnh thoảng còn phát biểu ý kiến đưa ra những câu hỏi thắc mắc rất hay. Có cậu ấy lớp học trò nên sôi nổi hơn rất nhiều. Lúc kết thúc buổi học, cậu học trò ấy chủ động lên gặp tôi để học hỏi cách tiếp thu bài nhanh và nhớ lâu. Hai cô trò trao đổi rất vui vẻ, thỉnh thoảng còn bàn những câu chuyện bên lề cuộc sống. Nhớ lại câu chuyện hồi xưa, tôi hỏi cậu:

Đọc thêm:  Khối C16 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?

– Sao dạo đó cậu liều thế , không biết chữ mà đi nhận dạy con nhà người ta vậy?

Cậu cúi đầu có vẻ ngượng ngùng, rồi bảo:

– Hồi xưa, nhà tôi nghèo, mong có việc kiếm đồng ra đồng vào. Với lại lúc ấy còn trẻ, tính thích thể hiện lại được cha mẹ bọn trẻ quý nên tôi mới nhận dạy.- “Ngày ấy, cậu có biết nhiều chữ nghĩa không vậy?” Tôi thắc mắc.- Lúc đó thực sự tôi chỉ thuộc mấy bài thơ ca dân gian truyền miệng thôi chứ tôi có biết con chữ nào đâu?- Thế khi bị chủ nhà phát hiện cậu cảm thấy thế nào? Chắc sợ hãi lắm- Lúc đó tôi làm liều chống chế thôi, tôi không sợ hãi nhưng áy náy và ân hận vô cùng, có lẽ đó là sai lầm lớn trong cuộc đời của tôi.

Tôi im lặng hồi lâu rồi hỏi:

-Thế sau buổi học hôm ấy cậu còn dạy mấy học trò đó nữa không?- Hôm ấy, tôi về trằn trọc không ngủ được, vừa buồn vừa thấy có lỗi vô cùng. Sáng hôm sau tôi quyết định đến thú nhận với người nhà. Họ cũng thông cảm và động viên tôi rất nhiều. Đó là điều khiến tôi thấy mình được an ủi.

Từ đó, cậu ấy ngày càng quyết tâm học thật tốt để rèn luyện con chữ và cách tính toán. Hơn ai hết, bây giờ cậu hiểu được rằng, dốt không đáng sợ, giấu cái dốt của mình mới đáng sợ. Không ai có thể sống được với sự kém cỏi của mình bên ngoài cái vỏ bọc hoàn hảo cả.

Đọc thêm:  Phân tích giá trị biểu cảm của 2 câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang

Dù cuộc gặp gỡ không lâu, nhưng hình ảnh về cậu học trò biết hối lỗi và sửa những sai lầm của mình bằng con đường học tập đúng đắn luôn in dấu trong lòng tôi. Đó cũng là một biểu hiện của lẽ sống đẹp trong cuộc đời mỗi người.

https://thuthuat.taimienphi.vn/tuong-tuong-va-ke-lai-cuoc-gap-go-voi-mot-nhan-vat-trong-truyen-cuoi-47825n.aspx

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button