Tuyến giáp là gì? Vị trí nằm ở đâu? Cấu tạo như thế nào?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất, giữ vai trò quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin tổng quan về tuyến giáp cũng như các bệnh lý tuyến giáp thường gặp, cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa.

tuyến giáp là gì

Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình cánh cung, có tác dụng tạo ra các hormone giúp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể. Nếu tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc sản xuất quá ít hormon đều dẫn đến bệnh lý. (1)

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất, ảnh hưởng nhiều đến quá trình trao đổi chất của cơ thể

Vị trí của tuyến giáp nằm ở đâu?

Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, bên dưới thanh quản và bên trên khí quản. Tuyến giáp có trọng lượng khoảng từ 10 – 20 gam.

Cấu tạo của tuyến giáp

  • Tuyến giáp có cấu tạo gần giống hình con bướm, với 2 thùy quấn quanh khí quản và nối với nhau bằng eo tuyến giáp.
  • Tuyến giáp có chức năng sản xuất và lưu trữ các hormon tuyến giáp. Biểu mô tuyến giáp hình thành các nang chứa đầy chất keo – một kho chứa giàu protein và các nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất hormon tuyến giáp. Các nang này có kích thước từ 0,02-0,3mm và biểu mô có hình lập phương hoặc hình trụ.
  • Trong khoảng trống giữa các nang có thể tìm thấy các tế bào cận nang. Các tế bào này tiết ra calcitonin, tham gia vào quá trình điều hòa chuyển hóa canxi trong cơ thể. (2)

Chức năng của tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp tạo và tiết ra các kích thích tố, bao gồm:

  • Thyroxine (T4): Đây là hormon chính được tuyến giáp tạo ra và giải phóng vào máu, chất này có thể chuyển đổi thành T3 thông qua quá trình khử iod.
  • Triiodothyronine (T3): Tuyến giáp sản xuất lượng T3 ít hơn so với T4, nhưng T3 ảnh hưởng nhiều đến quá trình trao đổi chất hơn so với T4.
  • Triiodothyronine đảo ngược (RT3): Tuyến giáp tạo ra một lượng rất nhỏ RT3, làm đảo ngược tác dụng của T3.
  • Calcitonin: Loại hormon này giúp điều chỉnh lượng canxi trong máu.

Để tạo ra các hormon, tuyến giáp cần có iod, một nguyên tố có trong thực phẩm (phổ biến nhất là muối ăn) và nước. Tuyến giáp hấp thụ iod và chuyển hóa thành hormon tuyến giáp. Có quá ít hoặc quá nhiều iod trong cơ thể ảnh hưởng đến mức độ hormon tuyến giáp tạo và tiết ra. (3)

Những cơ quan và tuyến nào khác tương tác với tuyến giáp?

Hệ thống nội tiết là một mạng lưới phức tạp của các tuyến và hormon. Nhiều tuyến và hormone có mối liên hệ mật thiết và gửi tín hiệu hoạt động qua lại. Ngoài ra, các hormon có thể ức chế lẫn nhau.

Đầu tiên, vùng dưới đồi (một khu vực nhỏ ở trung tâm của não, nằm giữa tuyến yên và đồi thị) tiết ra hormon giải phóng tuyến giáp (TRH), hormon này kích thích một phần tuyến yên tiết ra hormon kích thích tuyến giáp (TSH). TSH sau đó kích thích các tế bào nang tuyến giáp giải phóng thyroxine (T4)triiodothyronine (T3) nếu có đủ lượng iod trong cơ thể.

Đọc thêm:  Các cách chỉnh ảnh thiếu sáng đơn giản bằng Photoshop

Tuyến giáp và các hormon ảnh hưởng đến hầu hết mọi hệ thống cơ quan trong cơ thể, bao gồm:

  • Hệ thống tim mạch: Tuyến giáp giúp điều chỉnh lượng máu tim được bơm qua hệ thống tuần hoàn (cung lượng tim), nhịp tim, sức mạnh và sức co bóp của tim.
  • Hệ thống thần kinh: Tuyến giáp không hoạt động bình thường gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, bao gồm tê, ngứa ran, đau hoặc cảm giác nóng rát ở các bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng. Suy giáp gây trầm cảm và cường giáp gây lo lắng.
  • Hệ thống tiêu hóa: Tuyến giáp có liên quan đến cách thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hóa (nhu động đường tiêu hóa).
  • Hệ thống sinh sản: Tuyến giáp không hoạt động bình thường gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều và các vấn đề về khả năng sinh sản.

Đối tượng dễ mắc bệnh lý tuyến giáp

Vì sao bệnh tuyến giáp thường xảy ra ở nữ giới hơn nam giới đó là do sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể và mặt giải phẫu cũng như thay đổi sinh lý đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi về nội tiết tố hơn nam giới.

Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ xảy ra phổ biến hơn
Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ xảy ra phổ biến hơn so với nam giới

Các bệnh lý tuyến giáp thường gặp

Các bệnh lý thường gặp liên quan đến sức khỏe tuyến giáp là bệnh gì? Dưới đây là 4 bệnh tuyến giáp phổ biến nhất:

1. Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto

Viêm tuyến giáp Hashimoto (bệnh Hashimoto) là một bệnh tự miễn do rối loạn miễn dịch làm chống lại chính mô của cơ thể. Đối với bệnh Hashimoto, mô chính là tuyến giáp sẽ dẫn đến suy giáp, một tình trạng mà tuyến giáp không sản xuất được các hormone cơ thể cần. Viêm giáp Hashimoto có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là phụ nữ trung niên. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng suy giáp ở Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến khoảng 5/100 người Mỹ.

2. Bệnh Graves

Bệnh Graves (bệnh Basedow), là một rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến sản xuất hormone tuyến giáp quá mức, tình trạng này gọi là cường giáp. Bệnh Graves là một trong những dạng phổ biến nhất của cường giáp, hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến chức năng hệ thần kinh, phát triển não, nhiệt độ cơ thể và các thành phần quan trọng khác. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

3. Bướu cổ

Bướu cổ là hiện tượng gia tăng kích thước không phải do ung thư của tuyến giáp. Nguyên nhân phổ biến nhất gây bướu cổ là thiếu iod trong chế độ ăn. Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 15,8% dân số bị bướu cổ. Nhưng tỷ lệ này khác nhau và phổ biến hơn ở những nơi có mức độ thiếu hụt iod cao. Tại Hoa Kỳ, bướu cổ ảnh hưởng đến 4,7% dân số nói chung.

Bướu cổ phổ biến ở phụ nữ và người trên 40 tuổi. Các yếu tố rủi ro khác bao gồm tiền sử bệnh của gia đình, việc sử dụng một số loại thuốc nhất định, mang thai hoặc phơi nhiễm phóng xạ.

4. Nhân tuyến giáp

Mô tuyến giáp phát triển bất thường hình thành nên một hoặc nhiều nốt, gọi là bướu giáp nhân. Một trong các nhân tuyến giáp này có thể phát triển thành tổ chức tế bào ung thư, tuy nhiên tỷ lệ này tương đối thấp. Tỷ lệ ác tính ở người bướu giáp đơn nhân thường cao hơn những người có bướu giáp đa nhân

Một nghiên cứu năm 2015 phân nhóm dân số thành nam và nữ đã báo cáo rằng khoảng 1% nam giới và 5% phụ nữ sống ở các quốc gia có đủ iod vẫn có các nhân tuyến giáp lớn sờ thấy được.

Hầu hết các nhân tuyến giáp không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng nếu phát triển đủ lớn có thể gây sưng ở cổ dẫn đến khó thở, đau khi nuốt và bướu cổ.

Đọc thêm:  Lời dẫn chương trình giao lưu văn nghệ hay (4 mẫu) Lời dẫn

Cách chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp

1. Siêu âm tuyến giáp

Là phương pháp đầu tiên được chỉ định để kiểm tra tuyến giáp. Nhờ sóng siêu âm để quan sát hình ảnh tuyến giáp bao gồm vị trí, kích thước các nhân tuyến giáp.

2. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Xét nghiệm máu để chẩn đoán và kiểm tra chức năng tuyến giáp là một phương pháp được đánh giá cao bởi độ nhạy và tính chính xác. Các thông số cần được xác định sau xét nghiệm là T3, T4, FT3, FT4, TSH (hormone kích thích tuyến giáp). (4)

Chỉ số bình thường: T3, T4, FT3, FT4 và TSH nằm trong ngưỡng tham chiếu, khi cá chỉ số này nằm ngoài ngưỡng tham chiếu được xem là bất thường.

Chỉ số bất thường:

  1. Nếu TSH cao và FT4 thấp: suy giáp.
  2. Nếu TSH cao và FT4 thấp: cường giáp
  3. TSH thấp và FT4 thấp tình trạng suy giáp thứ phát có liên quan đến tuyến yên hoặc một số phản ứng khác của cơ thể ngoài tuyến giáp.
  4. TSH tăng nhẹ và FT4 không thay đổi là dấu hiệu cảnh báo suy giáp không triệu chứng

Xét nghiệm một số kháng thể như TPOAb hoặc TgAb, TRAb, để chẩn đoán bệnh tuyến giáp tự miễn.

3. Kiểm tra độ tập trung Iod

Bệnh nhân được sử dụng một lượng iod nhất định trước khi thực hiện kiểm tra.

Nếu tuyến giáp có độ tập trung iod cao thì bạn đang bị bệnh cường giáp và ngược lại. Nguyên nhân là do tuyến giáp sản xuất ra nhiều hoặc ít hormone tuyến giáp. (5)

4. Xạ hình tuyến giáp

Bệnh nhân được sử dụng một lượng iod phóng xạ rất nhỏ (I 131) để kiểm tra sự hấp thu của các tế bào tuyến giáp. Các iod phóng xạ này sau khi vào cơ thể sẽ bị bao vây bởi các tế bào tuyến giáp.

Tiến hành theo dõi các chất phóng xạ này để ghi lại những hình ảnh phục vụ cho việc chẩn đoán, dựa vào đây để đưa ra nhận xét về cấu trúc bất thường về tuyến giáp và nhân giáp một cách trực quan. (6)

5. Sinh thiết tuyến giáp

Thực hiện sinh thiết tuyến giáp khi nghi ngờ có khối u ác tính.

Gây tê vùng cổ rồi tiến hành chọc hút tế bào bằng kim nhỏ. Sau khi lấy một số tế bào và dịch nhân của tuyến giáp bác sĩ sẽ soi dưới kính hiển vi để phát hiện những điểm bất thường. Phương pháp này để áp dụng cho những nhân > 1cm và lá xét nghiệm để chẩn đoán ung thư tuyến giáp. (7)

Điều trị tuyến giáp

Nếu có những biểu hiện như sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, kích ứng mắt, thường xuyên đi tiêu hoặc tiêu chảy,… hay những triệu chứng liên quan tới cường giáp, bệnh nhân nên đi khám tại các bệnh viện lớn để được chẩn đoán, xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp.

Cách giữ cho tuyến giáp khỏe mạnh

Cách giữ cho tuyến giáp khỏe mạnh
Để duy trì tuyến giáp khỏe mạnh cần áp dụng chế độ ăn uống cân bằng

1. Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng

Một trong những điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm để duy trì tuyến giáp khỏe mạnh là áp dụng chế độ ăn uống cân bằng. 70% hệ thống tự miễn dịch được tìm thấy trong ruột, được gọi là GALT, hoặc mô bạch huyết liên quan đến ruột. Khi niêm mạc ruột bị viêm sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch. Các nghiên cứu cho thấy điều này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh tuyến giáp.

Để giúp kiểm soát tình trạng viêm, người bệnh cần tuân theo chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, bao gồm:

  • Trái cây.
  • Rau.
  • Đậu.
  • Các loại ngũ cốc.
  • Cá và hải sản.
  • Các loại hạt.
  • Dầu ăn và chất béo lành mạnh (bao gồm dầu ô liu nguyên chất, dầu hạt cải hữu cơ, dầu hướng dương, dầu cây rum, dầu dừa, các loại hạt, bơ).

2. Cảnh giác với một số loại thực phẩm

  • Người bệnh nên tránh thực phẩm chế biến chứa đường, chất bảo quản và phẩm màu.
  • Thực phẩm đã qua chế biến, bao gồm chất béo chuyển hóa, siro bắp có hàm lượng đường fructose cao, bột ngọt và đường tinh luyện có thể gây viêm ruột và kích hoạt các đợt bùng phát bệnh tự miễn dịch. Điều này không đặc hiệu đối với tuyến giáp nhưng hệ thống tự miễn dịch có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.
  • Các loại rau họ cải như súp lơ, bắp cải, cải xoăn, su hào, cải xoong, cải thìa và cải Brussels có thể chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C và folate (Vitamin B9) nhưng ăn sống với liều lượng cao có thể gây rối loạn tuyến giáp.
Đọc thêm:  Mẫu phiếu xin dự thi tuyển công chức mới nhất năm 2023

3. Bổ sung các chất cần thiết theo chỉ định của bác sĩ

  • Iod rất cần thiết cho quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp. Trên toàn thế giới, thiếu iod là một trong những nguyên nhân chính gây phì đại tuyến giáp và suy giáp. Tuy nhiên, quá nhiều iod có thể gây ra chứng cường giáp ở những người nhạy cảm. Vì vậy, người bệnh tuyến giáp cần dùng thuốc Iodine dưới chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Dùng selen hoặc vitamin D có tác dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe tuyến giáp. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy dùng 200 mcg khoáng chất selen mỗi ngày có thể làm giảm các kháng thể kháng tuyến giáp. Sự thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng có thể liên quan đến bệnh tự miễn dịch, vì vậy hãy nhờ bác sĩ kiểm tra mức vitamin D và bổ sung nếu hàm lượng vitamin trong cơ thể thấp dưới mức bình thường.
  • Probiotic có thể giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch, tăng cường nhu động và cải thiện tính thấm của ruột, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp.

4. Hạn chế tiếp xúc những chất độc từ môi trường bên ngoài

Tiếp xúc lâu dài với các loại hóa chất can thiệp vào hệ thống nội tiết của cơ thể có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp. Trong đó, cần lưu ý nhóm chất ô nhiễm hữu cơ bền vững Perfluorinated (PFC), thường được tìm thấy trong những đồ vật:

  • Thảm.
  • Vải chống thấm nước.
  • Bọt chữa cháy.
  • Dụng cụ nấu chống dính.
  • Các sản phẩm làm từ da.

Nên tránh dùng xà phòng kháng khuẩn có chứa Triclosan. Triclosan là thành phần làm thay đổi quá trình điều hòa hormon trong các nghiên cứu trên động vật (các nghiên cứu trên cơ thể người vẫn đang được thực hiện).

Có thể sống mà không có tuyến giáp không?

Tuyến giáp không phải là một cơ quan có thể tự tái tạo nhưng con người vẫn có thể tồn tại mà không cần đến tuyến giáp. Sau khi cắt bỏ tuyến giáp, cần liên hệ với bác sĩ để đánh giá lại các xét nghiệm máu về chức năng tuyến giáp (xét nghiệm TSH đo mức hormon kích thích tuyến giáp). Lưu ý rằng có thể phải mất 6 – 8 tuần để xét nghiệm máu và tìm ra những thay đổi về hàm lượng hormon tuyến giáp sau khi cắt bỏ.

Hầu hết người bệnh thích nghi rất tốt với việc cắt bỏ tuyến giáp. Tình trạng tăng cân sau khi cắt bỏ tuyến giáp là điều bình thường nhưng với sự can thiệp thay thế hormon và lối sống thích hợp, hầu hết người bệnh đều giảm được số cân thừa.

Tuy nhiên, một số người sẽ gặp phải các triệu chứng suy giáp:

  • Mệt mỏi.
  • Không chịu được lạnh.
  • Tăng cân.
  • Rụng tóc.
  • Da khô.
  • Táo bón.
  • Tâm trạng chán nản.
  • Chuột rút cơ bắp.
  • Suy nghĩ, vận động chậm chạp.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết giữ vai trò quan trọng. Việc tìm hiểu về cấu tạo, vị trí, biết được tuyến giáp tiết hormon gì, có chức năng ra sao, thường gặp phải các bệnh gì giúp bạn đọc có cho mình cái nhìn tổng quan, từ đó xây dựng được chế độ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân và gia đình.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button