UNCLOS là cụm từ viết tắt Tiếng Anh của? Nội dung cơ bản của

Mục lục

UNCLOS là cụm từ viết tắt Tiếng Anh của?

A. Bộ quy tắt ứng xử biển Đông

B. Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982

C. Tên Quốc tế của Luật biển Việt Nam

D. Tất cả điều sai

Đáp án đúng là: B. Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982

UNCLOS là cụm từ viết tắt tiếng anh của United Nations Convention on Law of the Sea (Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982)UNCLOS là cụm từ viết tắt tiếng anh của United Nations Convention on Law of the Sea (Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982)

Luật biển quốc tế đang có hiệu lực hiện nay là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (tiếng Anh: The United Nations Convention on the Law of the Sea 1982, viết tắt là UNCLOS 1982). Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Biển quốc gia vào ngày 21/6/2012, gọi là Luật Biển Việt Nam. Luật Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Luật Biển Việt Nam ra đời là quy trình nội luật hóa Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) mà Việt Nam đã ký kết và chính thức phê chuẩn. Đồng thời, nó cũng thể hiện trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam trong việc triển khai, tổ chức, thực hiện UNCLOS 1982 với tư cách quốc gia thành viên.

UNCLOS là gì?

Luật biển là gì?

Luật biển (tiếng Anh: The Law of the Sea), là một tập hợp những chế định, quy định pháp lý dùng để điều chỉnh các quan hệ có liên quan diễn ra trên tất cả các vùng biển và thềm lục địa; nếu được ký kết, tham gia bởi các chú thể trong quan hệ quốc tế gọi là luật biển quốc tế; nếu được ban hành bởi một quốc gia gọi là luật biển quốc gia.

Luật biển quốc tế đang có hiệu lực hiện nay là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (tiếng Anh: The United Nations Convention on the Law of the Sea 1982, viết tắt là UNCLOS 1982). Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Biển quốc gia vào ngày 21/6/2012, gọi là Luật Biển Việt Nam. Luật Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.

Lịch sử hình thành luật biển quốc tế

Trong lịch sử nhân loại, vấn đề mở rộng và xác định phạm vi các vùng biển thuộc các quyền quốc gia luôn luôn là vấn đề quan trọng, là đề tài phong phú và phức tạp của nhiều diễn đàn, được cả cộng đồng quốc tế quan tâm; có khi còn là nguyên nhân hoặc nguồn gốc của nhiều cuộc xung đột, chiến tranh ở những quy mô khác nhau giữa các quốc gia.

Quá trình hình thành và mở rộng phạm vi các vùng biển quốc gia gắn liền với sự hình thành và phát triển của luật pháp quốc gia và quốc tế; gần liền với lịch sử khám phá, khai thác và sử dụng biển của nhân loại.

Từ khi quốc gia xuất hiện, các quốc gia ven biển luôn có xu hướng mở rộng quyền lực ra hướng biển. Xu hướng này lại mâu thuẫn với tham vọng muốn duy trì quyền tự do hoạt động trên biển của các cường quốc hàng hải. Trong quá trình đấu tranh giữa hai xu hướng đó đã xuất hiện các nguyên tắc chế định, quy định pháp lý nhằm điều chỉnh các mối quan hệ và điều hòa lợi ích giữa các quốc gia. Chính điều đó đã tạo nền móng cho luật biển ra đời và phát triển.

Thời điểm lịch sử đánh dấu sự khởi đầu hình thành và phát triển của luật biển thế giới là vào thế kỷ XVI, khi mà quyền thống trị của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trên biển đã vấp phải sự trỗi dậy của Hà Lan, với tư cách là một cường quốc hàng hải thương mại mới.

Vào thế kỷ XIX, quan niệm “quyền lực quốc gia chấm dứt tại nơi sức mạnh vũ khí của quốc gia đó hết hiệu lực” đã được cụ thể hóa bằng tầm bắn của súng thần công là 3 hải lý. Nước Anh là một cường quốc hàng hải lúc đó và đã chấp nhận nguyên tắc xác định chiều rộng lãnh hải là 3 hải lý.

Cuối thế kỷ XIX, nguyên tắc chiều rộng lãnh hải 3 hải lý không còn đủ để bảo vệ nghề cá của các quốc gia ven biển, vì vậy, nhiều quốc gia đã có những quy định khác nhau về chiều rộng của lãnh hải mình, 4 hoặc 6 hải lý, thậm chí có quốc gia còn quy định cả phạm vi bảo vệ nghề cá nữa.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1919), vào năm 1930, Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên hợp quốc (LHQ) đã triệu tập Hội nghị quốc tế về Luật Biển đầu tiên tại thành phố La Haye (tiếng Anh: The Hague; tiếng Hà Lan: Den Haag) của Hà Lan. Hội nghị này đã thừa nhận chủ quyền của quốc gia ven biển đối với lãnh hải và quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải, nhưng không thống nhất được chiều rộng lãnh hải.

Đọc thêm:  Feedback là gì? Ý nghĩa và cách xử lý feedback khách hàng khéo léo

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945), Hoa Kỳ khẳng định quyền bảo vệ nghề cá ở ngoài lãnh hải, đặc biệt là Tuyên bố Truman (1945) đã khẳng định chủ quyền đối với tài nguyên thiên nhiên của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc thềm lục địa của mình mà theo quan niệm lúc bấy giờ thì giới hạn của thềm lục địa kết thúc ở nơi có độ sâu 200m nước. Nhiều quốc gia ven biển theo chân Hoa Kỳ đã tuyên bố chủ quyền đối với tài nguyên thềm lục địa của họ và tình hình đó đã tạo ra một vấn đề mới của luật biển quốc tế. Một số nước Nam Mỹ như Peru, Chile, Ecuador không có thềm lục địa tự nhiên, nên đã đòi hỏi mở rộng một vùng biển rộng đến 200 hải lý.

Năm 1958, để giải quyết tình trạng nói trên, LHQ đã triệu tập Hội nghị quốc tế về Luật Biển lần thứ nhất tại Genève (phiên âm tiếng Việt: Giơ-ne-vơ; tiếng Anh: Geneva) có 86 nước tham dự. Hội nghị này đã thông qua được 4 công ước quốc tế về luật biển: Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải; Công ước về đánh cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật; Công ước về thềm lục địa; Công ước về biên cá. Tuy nhiên, một số nội dung quan trọng chưa được giải quyết: Chiều rộng lãnh hải, quyền đi qua eo biển quốc tế giới hạn vùng đánh cá, ranh giới ngoài của thềm lục địa.

Năm 1960, cũng tại Genève, LHQ lại triệu tập Hội nghị Luật Biển lần thứ 2 để giải quyết những tồn tại nói trên. Những hội nghị này cũng không đi đến kết quả gì.

Năm 1973, LHQ lại triệu tập Hội nghị quốc tế về Luật Biển lần thứ 3 để tiếp tục thảo luận và thông qua Công ước Luật Biển mới.

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 được xây dựng, thông qua, ký kết như thế nào?

Sau 5 năm trù bị (1967 – 1972) và qua 9 năm thương lượng (1973 – 1982), trải qua 11 khóa họp, đến ngày 30/4/1982, Hội nghị của LHQ về Luật Biển lần thứ ba đã thông qua được một công ước mới, gọi là Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), với tỷ lệ 130 phiếu thuận, 4 phiếu chống, 17 phiếu trắng và 2 nước không tham gia bỏ phiếu. Sau đó, ngày 10/12/1982, tại Montego Bay (Jamaica), 107 đoàn đại biểu quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã ký Công ước. Sự kiện này đánh dấu thành công của Hội nghị LHQ về Luật Biển lần thứ ba, với sự tham gia của trên 150 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế kể cả các tổ chức quốc tế phi chính phủ, cùng xây dựng nên một Công ước mới về Luật Biển, được nhiều quốc gia, kể cả những quốc gia không có biển, cùng chấp nhận.

Sau Hiến chương LHQ, Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, được nhiều quốc gia ký kết và tham gia. Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 (12 tháng kể từ ngày Guyana, nước thứ 60 phê chuẩn Công ước ngày 16/1l/1993). Là một văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, bao gồm 320 điều khoản và 9 phụ lục với hơn 1.000 quy phạm pháp luật, Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 đã đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 thực sự là một bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế, bởi Công ước không chỉ bao gồm các điều khoản mang tính điều ước, mà còn là văn bản pháp lý điển hóa các quy định mang tính tập quán. Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 thể hiện sự thỏa hiệp mang tính toàn cầu, có tính đến lợi ích của tất cả các nước trên thế giới, dù là nước lớn hay là nước nhỏ, nước có biển hay không có biển. Công ước không chấp nhận bảo lưu mà đòi hỏi các quốc gia phải tham gia cả gói (package deal), có nghĩa là việc phê chuẩn hoặc tham gia Công ước đòi hỏi quốc gia phải có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các điều khoản của Công ước.

Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 đã trù định toàn bộ các quy định liên quan đến các vùng biển mà một quốc gia ven biển có quyền được hưởng, cũng như những quy định liên quan đến việc sử dụng, khai thác biển và đại dương, cụ thể là: Quy chế pháp lý của tất cả các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; chế độ pháp lý đối với biển cả và Vùng – di sản chung của loài người và các quy định hàng hải và hàng không; việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển bao gồm tài nguyên sinh vật và không sinh vật; vấn đề bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự trên biển; việc giải quyết tranh chấp và hợp tác quốc tế về biển; quy chế hoạt động của Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương, ủy ban ranh giới ngoài thềm lục địa, Tòa án Luật Biển quốc tế, Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước…

Đọc thêm:  Mẫu thông báo kết luận kiểm tra việc thi hành kỷ luật trong Đảng

Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển

Nội dung cơ bản của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982

Ngày 10/12/1982, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật biển 1982) được hình thành. Công ước chính thức có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Công ước Luật biển 1982 là một văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, bao gồm 320 điều khoản và 9 Phụ lục, là cơ sở pháp lý chung cho việc giải quyết các tranh chấp biển, trong đó có phân định vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước xung quanh Biển Đông.

Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX kỳ họp thứ năm đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Là thành viên Công ước Luật biển 1982, Việt Nam có nghĩa vụ phải giải quyết các tranh chấp này theo các quy định của Công ước.

Công ước Luật biển 1982 quy định toàn bộ các vấn đề liên quan đến các vùng biển mà một quốc gia ven biển có quyền được hưởng, cũng như những quy định liên quan đến việc sử dụng, khai thác biển và đại dương. Những điều khoản quan trọng nhất quy định về việc thiết lập các giới hạn, giao thông đường biển, trạng thái biển đảo và các chế độ quá cảnh, các vùng đặc quyền kinh tế, quyền tài phán thềm lục địa, khai khoáng lòng biển sâu, chính sách khai thác, … Một số nội dung quan trọng đã được quy định trong Công ước Luật biển 1982 như sau :

– Quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền đầy đủ đối với vùng lãnh hải mà họ có quyền thiết lập với chiều rộng không quá 12 hải lý. Tuy vậy, chủ quyền này không phải là tuyệt đối vì tàu thuyền nước ngoài được phép “đi qua vô hại” trong vùng lãnh hải. Tàu thuyền và máy bay được phép “đi quá cảnh” qua các dải hẹp, eo biển được sử dụng cho hàng hải quốc tế.

– Ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định dựa trên các quy tắc áp dụng cho lãnh thổ đất liền. Quốc gia có biên giới với eo biển có thể điều tiết lưu thông hàng hải và các khía cạnh khác liên quan đến đi lại, lưu thông…

– Quốc gia quần đảo, được tạo thành bởi nhóm hoặc các nhóm đảo liên quan gần gũi và những vùng nước tiếp liền, sẽ có chủ quyền đối với vùng biển nằm trong các đường thẳng được vẽ bởi các điểm xa nhất của các đảo, vùng nước bên trong các đảo được gọi là vùng nước quần đảo, và các quốc gia này có thể thiết lập các đường đi lại cho tầu thuyền và hàng không, trong đó các quốc gia khác có thể được hưởng quyền qua lại các quần đảo bằng các tuyến đường biển đã định.

– Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế rộng tối đa 200 hải lý, đối với tài nguyên thiên nhiên và một số hoạt động kinh tế, và thực hiện quyền tài phán đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường. Các quốc gia khác có quyền tự do hàng hải và tự do hàng không và tự do đặt dây cáp ngầm và đường ống.

– Quốc gia không có biển hoặc bất lợi về địa lý có quyền tham gia trên cơ sở công bằng trong việc khai thác một phần thích hợp trong số phần dư dôi của các tài nguyên sống trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển trong cùng khu vực hoặc tiểu khu vực; các loài di cư như cá hoặc sinh vật biển được bảo vệ đặc biệt.

– Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với thềm lục địa (khu vực đáy biển của quốc gia) trong việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa. Thềm lục địa có thể kéo dài ít nhất là 200 hải lý từ bờ biển, và có thể kéo dài không quá 350 hải lý trong những điều kiện cụ thể. Quốc gia ven biển chia sẻ với cộng đồng quốc tế phần lợi tức thu được do khai thác tài nguyên từ bất cứ khu vực nào trong thềm lục địa của quốc gia đó khi nó kéo dài quá 200 hải lý. |Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (được thành lập theo Phụ lục II trong Công ước Luật biển 1982) sẽ có ý kiến đối với quốc gia liên quan về ranh giới ngoài của thềm lục địa khi nó kéo dài quá 200 hải lý.

– Tất cả các quốc gia đều có quyền tự do truyền thống về hàng hải, bay qua, nghiên cứu khoa học và đánh cá trên vùng biển quốc tế. Các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau trong việc thông qua các biện pháp để quản lý và bảo tồn các tài nguyên sống trên biển.

– Các quốc gia có chung biên giới với biển kín hoặc nửa kín cần hợp tác với nhau trong việc quản lý tài nguyên sống, có chính sách và hoạt động về môi trường cũng như nghiên cứu khoa học. Các quốc gia không có biển có quyền tiếp cận với biển và được tự do quá cảnh thông qua nước quá cảnh để ra biển. Các quốc gia phải ngăn chặn và kiểm soát ô nhiểm môi trường biển và phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại gây ra do sự vi phạm nghĩa vụ quốc tế của mình để kiềm chế những sự ô nhiễm đó.

Đọc thêm:  Đáp án chính thức cuộc thi viết 'Tìm hiểu Hiến pháp ... - Sở Tư Pháp

– Tất cả các nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển. Tuy vậy, hầu như trong tất cả mọi trường hợp, quốc gia ven biển có trách nhiệm đồng ý với đề nghị của các quốc gia khác khi việc nghiên cứu được tiến hành vì mục đích hòa bình và đã thực hiện một số yêu cầu chi tiết. Các quốc gia cam kết tăng cường phát triển và chuyển giao kỹ thuật biển trong những điều kiện “ công bằng và hợp lý” có tính đến đầy đủ những lợi ích hợp pháp.

– Các quốc gia thành viên phải giải quyết bằng biện pháp hoà bình các tranh chấp liên quan đến việc hiểu và áp dụng Công ước. Các tranh chấp cần được trình lên Toà án quốc tế về luật biển (được thành lập theo Công ước), trình lên Tòa án công lý quốc tế hoặc trọng tài. Tòa án có quyền tài phán riêng biệt đối với những tranh chấp liên quan đến khai thác ở đáy biển.

Lễ kỷ niệm 25 năm ngày Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực

Vai trò và ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982

UNCLOS 1982 là một văn kiện quốc tế đã bao quát toàn diện tất cả những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương thế giới, xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi quốc gia (có biển cũng như không có biển, phát triển hay đang phát triển) về nhiều mặt như: an ninh, bảo vệ, nuôi trồng, khai thác tài nguyên, giao thông liên lạc, nghiên cứu khoa học, công nghệ,… đối với các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia cũng như đối với các vùng biển nằm ngoài phạm vi thuộc quyền tài phán quốc gia.

UNCLOS 1982 là một công ước tiến bộ thể hiện sự thoả hiệp mang tính toàn cầu có tính đến lợi ích của tất cả các quốc gia trên thế giới. Công ước không chấp nhận bảo lưu mà đòi hỏi phải tham gia “cả gói” (package deal) theo nguyên tắc “nhất trí” (consensus). Các quốc gia tham gia Công ước phải có trách nhiệm ràng buộc và thực hiện toàn bộ các điều khoản của Công ước.

Công ước được coi là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong lĩnh vực luật pháp quốc tế của thế kỷ 20 và Công ước đã tạo ra một trật tự pháp lý mới trên biển, tương đối công bằng và được thừa nhận rộng rãi. Công ước này được Tommy T.B. Koh – Chủ tịch Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ 3 về Luật Biển mệnh danh là “Bản Hiến pháp cho đại dương”.

Sau khi UNCLOS 1982 được thông qua ngày 30/4/1982, Việt Nam là một trong 107 quốc gia tham gia ký Công ước tại Montego Bay. Ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn văn kiện pháp lý quan trọng này. Điểm 1 trong Nghị quyết nêu rõ: “Bằng việc phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”.

Tham gia UNCLOS 1982, Việt Nam, quốc gia ven biển, được thừa nhận có lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, thềm lục địa 26 rộng ít nhất 200 hải lý và có thể mở rộng tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà Việt Nam được hưởng theo quy định của Công ước rộng gấp hơn 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền.

********************

Đăng bởi: THPT Lê Hồng Phong

Tổng hợp

Bản quyền bài viết thuộc THPT Lê Hồng Phong. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!Nguồn chia sẻ: https://c3lehongphonghp.edu.vn https://c3lehongphonghp.edu.vn/unclos-la-cum-tu-viet-tat-tieng-anh-cua-noi-dung-co-ban-cua-cong-uoc-lien-hop-quoc-ve-luat-bien-nam-1982/

Bạn thấy bài viết UNCLOS là cụm từ viết tắt Tiếng Anh của? Nội dung cơ bản của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm vềUNCLOS là cụm từ viết tắt Tiếng Anh của? Nội dung cơ bản của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 bên dưới để Trường THCS Đồng Phú có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: thcsdongphucm.edu.vn của Trường THCS Đồng Phú

Nhớ để nguồn bài viết này: UNCLOS là cụm từ viết tắt Tiếng Anh của? Nội dung cơ bản của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 của website thcsdongphucm.edu.vn

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button