Hoàng tử bé của Bhutan, dịch giả vĩ đại Phật giáo Tây Tạng Tứ

Tại Bhutan, những chuyện về ký ức tiền kiếp hay luân hồi chuyển sinh không phải là điều gì kỳ lạ. Hoàng thái hậu của Bhutan cũng đã xuất bản cuốn sách “Cõi bí mật của Bhutan”, kể lại trải nghiệm của chính bà về kiếp trước. Hoàng tử bé của Bhutan đã có thể kể rất nhiều chuyện về tiền kiếp của mình khi mới 3 tuổi.

Ngày 23/8/2013, hoàng tử bé Dasho Jigme Jigten Wangchuck của Bhutan chào đời. Khi mới 3 tuổi, cậu bé đã có thể kể rất nhiều chuyện về tiền kiếp của mình. Kể từ ngày 18 tháng 6 năm 2019, hoàng tử bé của Bhutan, cùng với mẹ, công chúa Ashi Sonam Dechan Wangchuck và các thành viên khác trong gia đình, đã đến thăm Hang thiêng Vairotsana (Tỳ Lô Già Na) ở Barkam, thuộc châu tự trị A Bá, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc để tìm kiếm dấu vết về tiền kiếp của cậu.

Bhutan là một trong những quốc gia có mật độ dân số thấp nhất trên thế giới, nằm ở phía Nam chân núi Himalaya. Nơi đây có dân số khoảng 750.000 người, và tín ngưỡng đối với Thần Phật rất phổ biến. Người dân Bhutan chủ yếu theo đạo Phật, gia đình nào cũng có miếu thờ. Có lẽ vì có tín ngưỡng nên người Bhutan không giàu có về vật chất, nhưng họ sống giản dị và hạnh phúc. Tại Bhutan, những chuyện về ký ức tiền kiếp hay luân hồi chuyển sinh không phải là điều gì kỳ lạ. Hoàng thái hậu của Bhutan cũng đã xuất bản cuốn sách “Cõi bí mật của Bhutan”, kể lại trải nghiệm của chính bà về kiếp trước.

Đọc thêm:  Những điểm mới của Nghị định về cán bộ, công chức cấp xã

Vào năm 2019, hoàng tử bé của Bhutan đã đến thăm các hang động thiêng liêng Vairocana (Tỳ Lô Già Na) tại Tứ Xuyên để tìm kiếm dấu vết của kiếp trước. (Nguồn ảnh: ảnh chụp màn hình video) Vào năm 2019, hoàng tử bé của Bhutan đã đến thăm các hang động thiêng liêng Vairotsana (Tỳ Lô Già Na) tại Tứ Xuyên để tìm kiếm dấu vết của kiếp trước. (Nguồn ảnh: ảnh chụp màn hình video)

Hoàng tử bé của Bhutan thăm các hang động thiêng liêng Vairotsana (Tỳ Lô Già Na)

Hoàng tử bé cùng đoàn tùy tùng đến ngôi chùa nơi cậu đã tu hành và sinh sống, cậu có thể chỉ ra được những đồ vật mình đã sử dụng trong kiếp trước, những dấu chân cậu để lại trên đá, nhận biết được những chữ viết Tây Tạng cổ mà cậu đã sử dụng, và những nơi lưu giữ kinh thư chữ Tạng cổ do chính mình viết, và nơi từng tu hành trong chùa ở kiếp trước… cậu đều nhớ rất rõ.

Kiếp trước của tiểu hoàng tử Bhutan là một tăng nhân người Trung Quốc, đã tu hành trong động Vairotsana (Tỳ Lô Già Na) nổi tiếng ở tỉnh tự trị A Bá, thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Vairotsana là một dịch giả vĩ đại nhất trong lịch sử Tây Tạng và là một đại sư nổi tiếng (Vairotsana còn có một cái tên nổi tiếng được nhiều người biết đến là: Berozana (Bối Nhược Trát Na). Hang động này là nơi mà Thánh đồ Vairotsana đã dịch kinh Phật trong thời nhà Đường, các thế hệ sau này đã đặt tên nơi này theo tên của ông để tưởng nhớ ông. Và, nhân vật nổi tiếng vĩ đại này là tiền kiếp của hoàng tử bé.

Nhiều lần chuyển sinh của hoàng tử bé Bhutan

Hoàng tử bé của Bhutan được sinh ra trong hoàng gia Bhutan vào năm 2013. Cậu được coi là hóa thân của Vairotsana (Tỳ Lô Già Na). Hoàng tử bé của Bhutan đã nhiều lần đầu thai xuống trần gian, khi còn rất nhỏ cậu đã nói với gia đình rằng kiếp trước mình từng được sinh ra trong vương thất Bhutan.

Đọc thêm:  Ngày 7/4 là ngày gì? Ngày 7 tháng 4 có ý nghĩa gì? - META.vn

Trong một lần tái sinh khác, trước năm 824 sau Công Nguyên, ông là giáo sư tại Đại học Nalanda, Trung tâm Phật giáo Ấn Độ. Hoàng tử bé đã mô tả chi tiết hình dáng thánh địa Phật giáo này đã bị người Hồi giáo phá hủy hoàn toàn, điều này đã được chứng thực một cách đáng kinh ngạc khi cậu đến thăm địa điểm Đại học Nalanda ở Ấn Độ.

Địa điểm linh thiêng ngàn năm – Hang thiêng Vairotsana (Tỳ Lô Già Na)

Vairotsana là một nhà văn và dịch giả Tây Tạng nổi tiếng vào thời nhà Đường. Cả đời ông đã dịch rất nhiều sách, chủ yếu bao gồm Tiểu thừa Phật giáo, Đại thừa Phật giáo, Kinh điển Mật Tông, Cam Châu Nhĩ, Đan Châu Nhĩ, Y học Ấn Độ… Các thế hệ sau đã đặt tên cho hang động thánh nơi Ngài tu hành là hang Thánh Vairotsana để tưởng nhớ tới ông, và ngọn núi nơi có hang thánh còn có tên là núi Thần Vairotsana. Tương truyền vị Đạt Lai Lạt Ma thứ sáu đã từng tu hành ở đây.

Đại sư Vairotsana đã để lại 25 thánh tích trong quá trình tu hành của mình. Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy rõ những dấu tay khi ngủ và dấu mũ mà ông để lại trên tảng đá (đá sám hối) trên đỉnh núi, trên mặt đá dọc đường còn có dấu vết của việc ông tìm tòi Kinh Kim Cương và Đại Tạng Kinh quý báu, và 16 hạt tràng hạt vô tình bị thất lạc khi tu hành…

Đọc thêm:  Tìm hiểu về Nendoroid và các loại Nendoroid có trên thị trường

Trong hang động thần thánh, có một con suối thần thánh mùa đông không cạn nước và mùa hè không tràn, có một cây bách khổng lồ dài hàng chục mét được đại sư Vairotsana gọi là “quải trượng”, có hồ tắm và một nơi mà các nữ Thần khiêu vũ, trên vách hang vẫn còn hình ảnh hoa sen nở, dấu chân thiêng, dấu mũi thiêng, dấu thân thiêng, và sự hiển hiện của Đức Phật A Di Đà và Bồ tát Quán Thế Âm của Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 được tìm thấy trên vách hang.

Khi hoàng tử bé của Bhutan cùng mẹ, công chúa Ashi Sonam Dechan Wangchuck, và đoàn tùy tùng đến thăm ngôi đền tiền kiếp, các kênh truyền thông Đại Lục đưa tin việc hoàng tử bé đang tìm kiếm dấu ấn của tiền kiếp như một “chuyến hành hương”. Và kiếp trước của hoàng tử bé này chính là vị Thánh đồ Phật giáo Tây Tạng – Đại sư Vairotsana (Tỳ Lô Già Na).

Minh An Theo Secretchina

Xem thêm:

  • Bé gái Ấn Độ hé lộ sự thật về tiền kiếp và quá trình luân hồi chuyển thế
  • Câu chuyện luân hồi chấn động: Bé gái 9 tuổi gặp lại chồng và con trai kiếp trước
  • Thái Hậu Bhutan mơ thấy tiền kiếp, về thăm chốn cũ xúc động bồi hồi
  • Luân hồi có tồn tại không?
  • Bạn đầu thai chuyển sinh từ đạo nào trong lục đạo luân hồi? Từ tướng mạo có thể đoán ra được [Radio]
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button