Văn khấn bao sái ban thờ thần Tài – QuanTriMang.com

Thần Tài là vị Thần giúp mang lại nhiều may mắn, tài lộc đến cho gia chủ. Vì vậy, các gia đình kinh doanh, cửa hàng, công ty thường lập ban thờ Thần Tài để mong cầu của cải, sung túc. Việc bao sái ban thờ thần Tài cũng là một trong những việc quan trọng của nhiều gia đình vào dịp cuối năm. Dưới đây là văn khấn bao sái ban thờ thần Tài chuẩn, mời các bạn tham khảo.

Trước khi bắt đầu quá trình lau dọn bàn thờ, bao sái bàn thờ Thần Tài – Thổ địa, gia chủ cần phải đặt lễ vật, hoa quả lên bàn thờ. Tiếp đó thắp hương và đọc văn khấn bao sái ban thờ thần Tài để mời các vị tạm lánh đến nơi khác trong một thời gian để gia chủ bắt đầu lau dọn.

Văn khấn bao sái ban thờ thần Tài

Văn khấn bao sái ban thờ thần Tài

Bài khấn xin phép các Vị các Ngài để được lau dọn bàn thờ.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

– Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là: ………………………………………

Ngụ tại: ………………………………………………

Nay nhân ngày …… tháng Chạp, theo tục lệ cuối năm cũng là chuẩn bị Tết Nguyên Đán, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, nhớ đức cù lao tiên tổ, xin phép chư vị thánh tiên, thổ công thổ địa táo phủ thần quân, chư vị Thần tài-Thổ địa, gia tiên tổ đường nội ngoại ba bề bốn bên họ…, họ…. cho phép tín chủ con được tỉa chân nhang, báo sái lau dọn ban thờ.

Đọc thêm:  Phổ điểm kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia năm 2022

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Cẩn cáo!”

Sau khi thắp hương xin phép bao sái ban thờ thần Tài, gia chủ có thể tiến hành lau dọn bàn thờ Thần tài – thổ địa.

Văn khấn sau khi bao sái bàn thờ Thần Tài

Bài khấn xin thỉnh các Vị các Ngài về sau khi lau dọn xong ban thờ.

Thắp 9 nén hương khấn:

Con lạy 9 phương trời

Con lạy 10 phương đất

Con kính lạy chư Phật 10 phương

Con kính lạy 10 phương chư Phật

Con kính lạy quan đương niên, đương cảnh, quan hành khiển, thần binh.

Con kính lạy các Ngài ngũ phương, ngũ mạch, tài thần, táo quân.

Tín chủ con là:……………………………………………..

Cư trú tại:…………………………………………………….

Hôm nay tân niên xuân tiết, ngày lành tháng tốt. Con chọn được thời hoan khắc hỉ để sái tịnh lại hương án.

Nay việc dương đã tròn, cung thỉnh các vị các ngài hồi vị hương án cho con được tiếp tục phát tâm thờ phụng cốt vị.

Năm cũ lộc tài con xin tạ

Năm mới lộc mới con mong cầu.

Xin các vị các ngài độ cho tấm lòng thành, phù cho gia chủ con được an bình, thuận lợi. Xuất hành đi đến nơi về đến chốn.

Cuộc sống duyên lành mang tới, duyên dữ mang đi.

Tài lộc đủ đầy, việc dương thăng tiến.

Tâm trần con có.

Lễ trần con dâng.

Nếu âm điều con có thiếu sót, kính xin được tha thứ, chở che.

Mong các vị các ngài linh thiêng giáng hạ, chúng con xin kính thành cẩn cáo.

Con Nam Mô A Di Đà Phật

Con Nam Mô A Di Đà Phật

Con Nam Mô A Di Đà Phật

Văn khấn rút tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài

  • Nam mô a di Đà Phật!
  • Nam mô a di Đà Phật!
  • Nam mô a di Đà Phật!
Đọc thêm:  Tả con ngỗng (Dàn ý + 6 mẫu) - Tập làm văn lớp 4 - Download.vn

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày ……………………. con xin phép được bao sái lại bàn thờ Thần tài để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.

  • Nam mô a di đà phật
  • Nam mô a di đà phật
  • Nam mô a di đà phật.

Làm gì trước khi tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ

Để chuẩn bị cho việc tỉa chân hương, lau dọn bàn thờ gia chủ cần phải chuẩn bị các vật dụng sau:

  • Khăn sạch
  • Nước sạch
  • Giấy sạch
  • Một chiếc thìa sạch để xúc bớt tàn nhanh trong bát hương nếu tàn đầy.
  • Nước ngũ hương (rượu gừng hoặc tinh dầu quế).
  • Chậu sạch.

Lưu ý khi tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ

Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình có thể chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo thắp hương cúng bái lên tổ tiên và thần linh. Coi như một lời xin phép đấng siêu nhiên cho gia chủ được dọn dẹp bàn thờ.

Đồng thời chuẩn bị một tấm vải sạch, đèn nến, đồ trang trí lên bàn thờ, sau khi hương cháy hết sẽ bắt đầu công việc.

Sau đó, gia chủ cần dọn dẹp từ cao xuống thấp. Hoa giả trên bàn thờ có thể hạ xuống rửa sạch hoặc thay thế nếu có điều kiện. Các vật dụng khác như đỉnh đồng, lọ hoa…có thể hạ xuống để lau rửa sạch sẽ.

Đọc thêm:  Học PowerPoint - Bài 23: Kiểm tra chính tả và ngữ pháp

van khan than tai 2022

Kế đến, gia chủ thực hiện việc tỉa chân nhang như sau:

  • Đầu tiên trải giấy sạch ra sẵn, sau đó từ từ nhổ từng chân nhang ít một để vào giấy. Tay nhổ chân hương, tay còn lại phải giữ chặt bát hương để trách xê dịch, đổ vỡ. Trên bàn thờ, nơi quan trọng nhất là bát hương, nơi giáng của các hương linh, thánh, thần, tổ tiên và thể hiện sự thành kính của người trần thế đối với cõi tâm linh. Cho nên, khi lau dọn bàn thờ thì phải tránh việc bát hương bị di chuyển.
  • Khi đã hoàn thành xong việc tỉa chân nhang, gia chủ hãy sử dụng thìa sạch để xúc bớt tàn hương đầy trong lư hương ra và nén lại một cách gọn gàng.
  • Rượu gừng hoặc tinh dầu quế hãy đổ vào chậu sạch để giặt, sau đó lau lư hương và bàn thờ. Nếu nhà bạn có 3 bát hương thì hãy lau bát hương ở giữa, sau đó đến bát hương bên trái và bên phải.
  • Khi đã hoàn tất những công việc trên, gia chủ sẽ phải chọn 3 hoặc 5 chân hương mới nhất cắm vào mỗi bát hương.
  • Hoàn tất việc dọn sạch bàn thờ, tỉa chân nhang, gia chủ sẽ cất chân nhang ở nơi sạch sẽ và đợi hóa vàng cùng với ông Công ông Táo.
  • Cuối cùng, gia chủ sẽ thắp một nén hương lên bàn thờ tổ tiên, thần linh như một lời báo cáo về việc dọn dẹp đã hoàn tất.

Xem thêm

  • Cúng chiều 30 Tết, văn khấn chiều 30 Tết
  • Bộ sưu tập hình nền hoa Đào ngày Tết đẹp nhất cho máy tính
  • Cách nhận 20.000 điểm Viettel++ nhân dịp Tết Nhâm Dần
  • Mùng 7 Tết 2022 là ngày mấy dương lịch?
  • Ý nghĩa tục mua mía đặt cạnh bàn thờ ngày Tết
  • Thơ về bánh chưng Tết hay nhất
  • Năm 2022 con giáp gì?
  • Vì sao gà cúng giao thừa lại ngậm hoa hồng đỏ
  • Văn khấn cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button