Vật lý 12 Bài 16: Truyền tải điện năng và máy biến áp – HOC247

– Công suất phát đi từ nhà máy phát điện: P = UI

– Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải: (Delta P=I^2.r= frac{r.P^2}{U^2 }=P^2.frac{r}{U^2})

– Với công suất phát P xác định để giảm ΔP ta phải giảm r hoặc tăng U

– Biện pháp giảm r có những hạn chế: Vì (r=rhofrac{l}{s}) nên để giảm ta phải dùng các loại dây có điện trở suất nhỏ như bạc, dây siêu dẫn, … với giá thành quá cao hoặc tăng tiết diện S, mà tăng tiết diện S thì tốn kim loại và phải xây cột điện lớn nên không kinh tế.

– Trái lại, biện pháp tăng U có hiệu quả rỏ rệt: Tăng U lên n lần thì (P_{hp}) giảm (n^2) lần

a. Định nghĩa:

Máy biến áp là những thiết bị có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều, nhưng không làm thay đổi tần số.

b. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động

Cấu tạo:

– Bộ phận chính là một lỏi biến áp hình khung bằng sắt non có pha silic cùng với hai cuộn dây có điện trở nhỏ và độ tự cảm lớn quấn trên lỏi biến áp.

– Cuộn thứ nhất có (N_1) vòng nối vào nguồn phát điện gọi là cuộn sơ cấp.

– Cuộn thứ 2 có (N_2) vòng nối ra các cơ sở tiêu thụ điện năng gọi là cuộn thứ cấp.

Nguyên tắc hoạt động:

– Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.

– Nối hai đầu cuộn sơ cấp vào nguồn phát điện xoay chiều, dòng điện xoay chiều chạy trong cuộn sơ cấp tạo ra từ trường biến thiên trong lỏi biến áp.

Đọc thêm:  Bài 1 mục III trang 195 SGK Ngữ văn 12 tập 1 - Đọc Tài Liệu

– Từ thông biến thiên của từ trường đó qua cuộn thứ cấp gây ra suất điện động cảm ứng trong cuộn thứ cấp.

c. Khảo sát thực nghiệm một máy biến áp

– Cuộn thứ cấp để hở ( (I_2=0), máy biến áp ở chế độ không tải)

+ Thay đổi các số vòng (N_1;N_2), đo các điện áp (U_1;U_2) ta thấy: (frac{U_2}{U_1}=frac{N_2}{N_1})

+ Nếu (N_2> N_1) thì (U_2> U_1): Máy tăng áp.

+ Nếu (N_2< N_1) thì (U_2< U_1): Máy hạ áp.

– Cuộn thứ cấp nối với tải tiêu thụ ( (I_2neq 0), máy biến áp ở chế độ có tải):

+ Nếu hao phí điện năng trong máy biến áp không đáng kể (máy biến áp làm việc trong điều kiện lí tưởng) thì công suất của dòng điện trong mạch sơ cấp và trong mạch thứ cấp có thể coi bằng nhau.

(U_1.I_1=U_2.I_2)

Do đó: (frac{I_1}{I_2}= frac{U_2}{U_1}=frac{N_2}{N_1})

a. Truyền tải điện năng:

– Thay đổi điện áp của dòng điện xoay chiều đến các giá trị thích hợp.

– Sử dụng trong việc truyền tải điện năng để giảm hao phí trên đường dây truyền tải

Sơ đồ truyền tải điện năng

Sơ đồ truyền tải điện năng

b. Nấu chảy kim loại, hàn điện

Sử dụng trong máy hàn điện nấu chảy kim loại.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button