Lý thuyết Các loại quang phổ (hay, chi tiết nhất) – VietJack.com

Lý thuyết Các loại quang phổ

Bài giảng: Bài 26: Các loại quang phổ – Cô Phan Thanh Nga (Giáo viên VietJack)

I) Máy quang phổ lăng kính.

Khái niệm: là dụng cụ dùng để phân tích một chùm sáng phức tạp (đa sắc) thành những thành phần ánh sáng đơn sắc tạo nên nó.

Nguyên tắc hoạt động: Dựa vào hiện tượng tán sắc ánh sáng

Cấu tạo: gồm 3 bộ phận chính: ống chuẩn trực, hệ tán sắc, buồng tối.

+) Ống chuẩn trực: là 1 ống có 1 đầu đặt thấu kính hội tụ L_1, đầu kia là 1 khe hẹp F đặt tại tiệu cự chính của L_1. Khi chiếu ánh sáng qua ống chuẩn trực ta được 1 chùm sáng song song ( để đảm bảo góc tới lăng kính của tất cả các ánh sáng là bằng nhau)

+) Hệ tán sắc: bao gồm một (hoặc nhiều) lăng kính P. chùm sáng đa sắc song song sau khi đi qua lăng kính sẽ bị phân tán thành nhiều chùm tia đơn sắc song song với các góc lệch khác nhau.

+) Buồng tối ( buồng ảnh): Là một hộp kín ánh sáng , một đầu có thấu kính hội tụ L_2, đầu kia đặt một phim ảnh (kính ảnh) đặt ở mặt phẳng tiêu diện của L_2. Các chùm sáng song song ra khỏi hệ tán sắc, sau khi qua L_2 sẽ hội tụ tại các điểm trên phim ảnh gọi là vạch quang phổ.

Đọc thêm:  [SGK Scan] Bài 39. Phản ứng nhiệt hạch - Sách Giáo Khoa

II) Các loại quang phổ:

Phân loại: Quang phổ liên tục

Quang phổ phát xạ

Quang phổ hấp thụ

Bảng so sánh các loại quang phổ

Quang phổ liên tục Quang phổ vạch phát xạ Quang phổ vạch hấp thụ Khái niệm Là quang phổ gồm nhiều dải màu từ đỏ đến tím, nối liên nhau một cách liên tục Là hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi nhưng khoảng tối. Là quang phổ liên tục bị thiếu một số vạch màu do bị chất khí hay hơi hấp thụ Ví dụ Quang phổ của ánh sáng mặt trời Quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử Hidro Quang phổ hấp thụ của hơi Hidro Nguồn phát Các chất rắn, lỏng, khí bị nung nóng ở áp suất lớn Chất khí hay hơi ở áp suất thấp khi bị kích thích bằng nhiệt hoặc điện Nhiệt độ của đám khí (hơi) phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn phát ánh sáng liên tục Tính chất Không phụ thuộc vào bản chất mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát. Khi nhiệt độ tăng dần nguồn sẽ dần phát ra các ánh sáng có bước sóng giảm dần, nhiệt độ càng cao vùng sáng nhất có bước sóng càng ngắn Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố đó. Chúng khác nhau về số lượng vạch, vị trí vạch ( bước sóng) và độ sáng giữa các vạch. Quang phổ vạch hấp thụ cũng đặc trưng cho từng nguyên tố. nguyên tố đó phát xạ ra ánh sáng nào thì sẽ hấp thụ ánh sáng ấy. Ứng dụng Đo nhiệt độ của các vật nóng sáng ở nhệt độ cao như các ngôi sao qua quang phổ của nó Để phân tích cấu tạo chất Để phân tích cấu tạo chất

Đọc thêm:  Bài 3 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1 - Đọc Tài Liệu

Xem thêm các bài Lý thuyết Vật Lí lớp 12 hay khác:

  • Lý thuyết Tán sắc ánh sáng
  • Lý thuyết Giao thoa ánh sáng
  • Lý thuyết Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X. Thang sóng điện từ

Săn SALE shopee tháng 5:

  • Mỹ phẩm SACE LADY giảm tới 200k
  • SRM Simple tặng tẩy trang 50k
  • Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button