Lý thuyết Vật lí 12 Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân

Bài giảng Vật lí 12 Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân

I. Năng lượng liên kết của hạt nhân.

1. Lực hạt nhân

– Lực hạt nhân không cùng bản chất với lực hấp dẫn hay lực tĩnh điện; nó là một loại lực mới truyền tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân. Lực này cũng được gọi là lực tương tác mạnh.

– Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân.

2. Độ hụt khối Δm của hạt nhân XZA

– Khối lượng hạt nhân mht luôn nhỏ hơn tổng khối lượng các nuclôn tạo thành hạt nhân đó một lượng Δm:

Khối lượng hạt nhân

Khối lượng Z prôtôn

Khối lượng N nơtrôn

Độ hụt khối ∆m

mhn (mX)

Zmp

(A – Z)mn

∆m = Zmp + (A – Z)mn – mhn

3. Năng lượng liên kết Wlk của hạt nhân XZA

– Năng liên kết là năng lượng tỏa ra khi tạo thành một hạt nhân (hay năng lượng thu vào để phá vỡ một hạt nhân thành các nuclôn riêng biệt).

Công thức: Wlk=Δm.c2

Hay: Wlk=Z.mp+A−Z.mn−mhn. c2

4. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân

– Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính trên một nuclôn

Wlkr=WlkA

– Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.

Ví dụ: F2656e có năng lượng liên kết riêng lớn WlkA = 8,8 (MeV/nuclôn)

Đọc thêm:  Vật lý 12 Bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp - HOC247

II. Phản ứng hạt nhân

1. Định nghĩa và đặc tính

– Phản ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn tới sự biến đổi của hạt nhân.

X1Z1A 1+X2Z2A 2→X3Z3A 3+X4Z4A 4

hay AZ1A 1+BZ2A 2→CZ3A 3+DZ4A 4

– Có hai loại phản ứng hạt nhân:

+ Phản ứng hạt nhân tự phát: quá trình tự phân rã của một hạt nhân không bền vững thành các hạt nhân khác. Ví dụ: quá trình phóng xạ.

+ Phản ứng hạt nhân kích thích: quá trình các hạt nhân tương tác với nhau tạo ra các hạt nhân khác. Ví dụ: phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch.

Chú ý: Các hạt thường gặp trong phản ứng hạt nhân:

p11=H11 ; n01 ; H24e=α; β−=e−10; β+=e+10

2. Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân

Phản ứng hạt nhân: AZ1A 1+BZ2A 2→CZ3A 3+DZ4A 4

a. Định luật bảo toàn số nuclôn (số khối A): A1+A2=A3+A4

b. Định luật bảo toàn điện tích (nguyên tử số Z): Z1+Z2=Z3+Z4

c. Định luật bảo toàn động lượng: ∑P→t=∑P→s⇔p→1+p→2=p→3+p→4

d. Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần: Wtr=Ws

Chú ý:

– Năng lượng toàn phần của hạt nhân: gồm năng lượng nghỉ và năng lượng thông thường động năng: W=E0+K=mc2;

Động năng: K=W−E0=m−m0c2

– Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần có thể viết:

Wđ1 + Wđ2 + m1.c2 + m2.c2

= Wđ3 + Wđ4 + m3.c2 + m4.c2

=> (m1 + m2 – m3 – m4) c2 = Wđ3 + Wđ4 – Wđ1 – Wđ2 = Q tỏa /thu

– Liên hệ giữa động lượng và động năng:

p2=2mWd=2mK hay K=Wd=p22m

3. Năng lượng trong phản ứng hạt nhân

Đọc thêm:  Bài 1 trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 1 | Soạn bài Nghị luận về một tư

+ Khối lượng trước và sau phản ứng:

mtr = m1 + m2 và ms = m3 + m4

+ Năng lượng W:

– Trong trường hợp m (kg) ; W (J):

W=(mtr−ms)c2=(Δms−Δmtr)c2=Wlks−Wlktr=Ks−Ktr (J)

– Trong trường hợp m (u) ; W (MeV):

W=(m0−m) 931,5=(Δm−Δm0) 931,5=Wlks−Wlktr=Ks−Ktr (MeV)

+ Nếu mtr > ms: W> 0 : phản ứng tỏa năng lượng;

+ Nếu mtr < ms: W< 0 : phản ứng thu năng lượng.

Lý thuyết Bài 37: Phóng xạ

Lý thuyết Bài 38: Phản ứng hạt nhân

Lý thuyết Bài 39: Phản ứng nhiệt hạch

Lý thuyết Bài 40: Các hạt sơ cấp

Lý thuyết Bài 41: Cấu tạo vũ trụ

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button