Quy định WCA | World Cube Association
Ghi chú
Lần chỉnh sửa cuối: 09 Tháng 4, 2021
Bản dịch
Đây là bản dịch tiếng Việt của Quy định WCA, được dịch bởi Nguyễn Hải Dương, đồng thời có tham khảo bản dịch của Vương Thiện Trung.
Lưu ý rằng bản dịch không phải là chính thức và chỉ mang tính tham khảo, mặc dù được cung cấp trên website WCA. Nếu có điểm khác biệt giữa bản dịch và bản tiếng Anh hiện hành, bản tiếng Anh phải được sử dụng.
Quy định và Hướng dẫn WCA
Quy định WCA bao gồm tất cả các Quy định có hiệu lực với tất cả các giải đấu chính thức được cấp phép bởi Hiệp hội Rubik Thế giới (WCA). Quy định WCA được bổ sung bởi Hướng dẫn WCA. Bản Quy định là văn bản hoàn thiện, còn Hướng dẫn WCA bao gồm những thông tin bổ sung và giải thích.
Ngôn ngữ
Những từ “phải” (must), “không được” (must not), “nên” (should), “không nên” (should not) và “có thể” (may) được định nghĩa theo RFC 2119.
Thông tin trực tuyến
Website Liên đoàn Rubik Thế giới: www.worldcubeassociation.org Bản gốc của bản Quy định WCA: www.worldcubeassociation.org/regulations Bản Quy định WCA dưới dạng file PDF
Nguồn
Quá trình phát triển Quy định và Hướng dẫn WCA được công khai trên GitHub và được thảo luận công khai trên diễn đàn WCA.
Liên hệ
Nếu có câu hỏi và phản hồi, hãy liên hệ WCA Regulations Committee (WRC).
Nội dung
Chú ý: Vì số thứ tự của các Mục và Quy định không được sắp xếp lại khi các Quy định bị loại bỏ, các số thứ tự có thể bị ngắt quãng.
- Mục 1: Thành viên chính thức
- Mục 2: Thí sinh
- Mục 3: Khối hình
- Mục 4: Tráo
- Mục 5: Hư hỏng khối hình
- Mục 7: Môi trường
- Mục 9: Nội dung thi đấu
- Mục 10: Trạng thái giải hoàn thành
- Mục 11: Sự cố
- Mục 12: Ký hiệu
- Mục A: Giải Tốc độ
- Mục B: Giải Bit mắt
- Mục C: Giải Một tay
- Mục E: Giải Tối ưu
- Mục F: Giải Clock
- Mục H: Giải Bịt mắt nhiều khối hình
- Mục Y: Quy định tạm thời
- 1a) Một giải đấu phải có một WCA Delegate và ban tổ chức (có một hoặc nhiều người) với các thành viên dưới đây: trọng tài, người tráo và người ghi kết quả.
- 1b) Ban tổ chức giải đấu chịu trách nhiệm hậu cần trước, trong và sau giải đấu.
- 1c) WCA Delegate chịu trách nhiệm đảm bảo giải đấu tuân theo Quy định WCA và các chính sách và yêu cầu khác của WCA. WCA Delegate có thể ủy quyền các thành viên khác của ban tổ chức, nhưng luôn là người chịu trách nhiệm cuối cùng.
- 1e) Mỗi nội dung thi đấu phải có một hoặc nhiều trọng tài.
- 1e1) Trọng tài chịu trách nhiệm thực thi các thủ tục của nội dung thi đấu.
- 1e1a) Một trọng tài có thể đồng thời giám sát nhiều thí sinh tùy theo quyết định của WCA Delegate, với điều kiện trọng tài có thể đảm bảo tất cả các Quy định WCA luôn được tuân thủ.
- 1e2) Tất cả thí sinh đều phải có khả năng làm trọng tài. Nếu được yêu cầu làm trọng tài, thí sinh chỉ có thể được miễn nếu có lí do chính đáng (VD: không hiểu rõ về nội dung thi đấu), tùy theo quyết đinh của WCA Delegate. Hình phạt: truất quyền thi đấu khỏi giải (xem Quy định 2k).
- 1e1) Trọng tài chịu trách nhiệm thực thi các thủ tục của nội dung thi đấu.
- 1f) Mỗi nội dung thi đấu phải có một hoặc nhiều người tráo. Ngoại lệ: Giải Tối ưu 3x3x3.
- 1f1) Người tráo sử dụng công thức tráo để chuẩn bị khối hình cho mỗi lượt giải (xem Quy định A2).
- 1f2) Tất cả thí sinh đều phải có khả năng làm người tráo. Nếu được yêu cầu làm người tráo, thí sinh chỉ có thể được miễn nếu có lí do chính đáng (VD: không quen với các kí hiệu tráo), tùy theo quyết đinh của WCA Delegate. Hình phạt: truất quyền thi đấu khỏi giải (xem Quy định 2k).
- 1g) Mỗi nội dung thi đấu phải có một hoặc nhiều người ghi kết quả.
- 1g1) Người ghi kết quả chịu trách nhiệm tổng hợp các kết quả trong giải.
- 1g2) Việc chỉnh sửa các kết quả trên phiếu ghi kết quả phải được WCA Delegate chấp thuận.
- 1h) Các thí sinh trong cùng một vòng thi của một nội dung thi đấu có thể được gộp thành một nhóm thi duy nhất hoặc được chia thành nhiều nhóm thi.
- 1h1) Người tráo và trọng tài cho một vòng thi không được tráo hay làm trọng tài cho các thí sinh khác trong cùng nhóm thi cho đến khi hoàn thành toàn bộ lượt giải của mình trong vòng thi đó. Họ có thể tráo hay làm trọng tài cho các thí sinh khác trong cùng nhóm thi theo quyết định của WCA Delegate, nhưng ban tổ chức phải đảm bảo những người tráo và trọng tài không thể nhìn thấy các công thức tráo cho các lượt giải mà họ chưa thực hiện (xem Quy định 4b2).
- 1j) Tất cả các thành viên chính thức đều có thể tham gia thi trong giải đấu.
- 1k) Các thành viên chính thức có thể đóng nhiều vai trò khác nhau (VD: ban tổ chức, WCA Delegate, trọng tài, người ghi kết quả, người tráo).
- 2a) Bất kì ai có thể tham gia thi trong một giải đấu WCA nếu họ (được bổ sung bởi Quy định Y3):
- 2a1) Tuân thủ Quy định WCA.
- 2a2) Đạt được những tiêu chuẩn của giải đấu. Tiêu chuẩn phải được thông báo rõ ràng trước giải đấu.
- 2a3) Không bị đình chỉ bởi Ban Quản trị WCA.
- 2b) Các thí sinh dưới 18 tuổi phải được sự cho phép của cha mẹ hoặc người giám hộ để được đăng ký và tham gia thi.
- 2c) Thí sinh đăng ký bằng cách cung cấp tất cả các thông tin được yêu cầu bởi ban tổ chức (bao gồm: họ tên, quốc gia, ngày sinh, giới tính, thông tin liên lạc, các nội dung thi đấu đăng kí).
- 2c1) Một thi sinh không đủ điều kiên tham gia thi nếu không có bản đăng ký đầy đủ, theo quyết định của ban tổ chức.
- 2c2) Các thi sinh cũ phải cung cấp thông tin nhất quán với hồ sơ WCA của họ. Nếu một thí sinh muốn đổi hoặc cập nhận thông tin cá nhân giữa các giải đấu (VD: thay đổi quốc tịch, họ tên hoặc giới tính), họ phải liên lạc WCA Results Team.
- 2d) Họ tên, quốc gia, giới tính và kết quả thi đấu của một thí sinh được coi là thông tin công khai. Tất cả những thông tin cá nhân khác đều được coi là thông tin mật, và không được phép tiết lộ cho các tổ chức/cá nhân bên ngoài mà không có sự cho phép của thí sinh.
- 2e) Các thí sinh phải đại diện cho quốc gia mà họ sở hữu quyền công dân. WCA Delegate nên xác minh quốc tịch thông qua tài liệu (VD: hộ chiếu) tại giải đấu đầu tiên của thí sinh. Nếu một thí sinh bị phát hiện không đủ điều kiện đại diện cho quốc gia mà họ đã đăng kí, thí sinh có thể bị truất quyền thi đấu, ngay cả khi giải đấu đã kết thúc, và/hoặc bị đình chỉ, theo quyết định của Ban Quản trị WCA.
- 2e1) Các quốc gia được công nhận theo Danh sách các quốc gia được công nhận bởi WCA.
- 2e2) Các thi sinh nếu có thay đổi tình trạng công dân có thể thay đổi quốc tịch trước hay tại giải đấu đầu tiên trong năm dương lịch của họ. Ngoại lệ: nếu thí sinh mất quyền công dân của quốc gia họ đại diện trước đó, thí sinh phải đổi quốc tịch trước hoặc tại giải đấu tiếp theo (xem Quy định 2c2).
- 2e3) Thí sinh không có quốc tịch vẫn có thể tham gia thi.
- 2f) Thí sinh phải tuân theo quy định tại hội trường và cư sử một cách hợp lí.
- 2g) Thí sinh phải giữ im lặng khi đang ở trong khu vực thi đấu được chỉ định. Việc nói chuyện được cho phép, nhưng âm lượng phải ở mức vừa phải và phải tránh xa các thi sinh đang tập trung quá trình thi đấu.
- 2g3) Thí sinh ở trong khu vực thi đấu không được trao đổi về trạng thái tráo của các khôi hình của vòng thi hiện tại. Hình phạt: Truất quyền thi đấu của (các) thí sinh khỏi nội dung, tùy theo quyết định của WCA Delegate.
- 2h) Thí sinh phải ăn mặc chỉnh tề khi ở trong hội trường thi đấu. Tùy theo quyết định của WCA Delegate, thí sinh có thể bị truất quyền thi đấu khỏi giải nếu ăn mặc không phù hợp.
- 2i) Khi đang thi đấu, thí sinh không được sử dụng các thiết bị điện tử hay thiết bị âm thanh (VD: điện thoại di động, máy nghe nhạc, máy ghi âm, thiết bị hỗ trợ chiếu sáng) trừ đồng hồ Stackmat hay đồng hồ bấm giờ.
- 2i1) Thí sinh có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ không điện tử và không đem lại lợi thế không công bằng, tùy theo quyết định của WCA Delegate, bao gồm:
- 2i1a) Thiết bị hỗ trợ thể lực/y tế được đeo trên người bởi thí sinh (VD: kính mắt, vòng cổ tay). Như một ngoại lệ của Quy định 2i, thí sinh có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ y tế điện tử nếu không có thiết bị khác thay thế (VD: máy trợ thính, máy trợ tim).
- 2i1b) Nút tai hoặc bịt tai (không phải tai nghe điện tử).
- 2i1c) Thiết bị làm ấm tay.
- 2i1d) Thức ăn và thức uống.
- 2i2) Thí sinh có thể sử dụng máy quay ở bàn thi đấu tùy theo quyết định của WCA Delegate, nhưng phải tuân thủ những điều kiện sau đây kể từ khi lượt giải bắt đầu đến khi kết thúc lượt giải. Hình phạt khi không tuân theo: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- 2i2a) Màn hình máy quay phải trống hoặc ngoài tầm nhìn của thí sinh (xem Quy định A5b).
- 2i2b) Thí sinh không được tương tác với (VD: điều khiển, cầm, đeo trên người) bất kì máy quay đang hoạt động nào. Ngoại lệ: thí sinh có thể đeo máy quay trên đầu, với điều kiện máy quay ngoài tầm nhìn của thí sinh và thí sinh không được tương tác với máy quay (ngoài việc đeo máy).
- 2i1) Thí sinh có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ không điện tử và không đem lại lợi thế không công bằng, tùy theo quyết định của WCA Delegate, bao gồm:
- 2j) WCA Delegate có thể truất quyền thi đấu của thí sinh khỏi một nội dung.
- 2j1) Nếu một thí sinh bị truất quyền thi đấu khỏi một nội dung vì bất kì lí do nào, họ không được thực hiện những lượt giải tiếp theo của nội dung đó.
- 2j1a) Kết quả các lượt giải còn lại trong nội dung đều bị đánh dấu là DNF.
- 2j2) Nếu một thí sinh bị truất quyền thi đấu khi một nội dung đang diễn ra, những kết quả trước đó vẫn được tính là hợp lệ. Ngoại lệ: gian lận và lừa đảo (xem Quy định 2k2a).
- 2j1) Nếu một thí sinh bị truất quyền thi đấu khỏi một nội dung vì bất kì lí do nào, họ không được thực hiện những lượt giải tiếp theo của nội dung đó.
- 2k) Theo quyết định của WCA Delegate, thí sinh có thể bị truất quyền thi đấu một số nội dung (một/nhiều/tất cả nội dung) nếu thí sinh
- 2k1) Không điểm danh hay đăng ký đúng thời hạn quy định.
- 2k2) Bị nghi gian lận hay lừa đảo thành viên chính thức trong khi giải đấu đang diễn ra.
- 2k2a) WCA Delegate có thể hủy bỏ tất cả những kết quả bị nghi gian lận.
- 2k3) Hành xử không đúng luật, bạo lực, không phù hợp hay không an toàn, hoặc cố ý làm hư hại cơ sở vật chất ở hội trường hoặc tài sản cá nhân trong hội trường.
- 2k4) Gây trở ngại hoặc làm phân tâm người khác khi giải đấu đang diễn ra.
- 2k5) Không tuân thủ Quy định WCA khi giải đấu đang diễn ra.
- 2k6) Không đạt các yêu cầu của nội dung (VD: không biết giải khối hình). Thí sinh không được tham gia thi với mục đích đạt kết quả DNF hay kết quả kém một cách cố ý.
- 2l) Thí sinh có thể bị truất quyền thi đấu ngay lập tức hoặc sau cảnh cáo, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của sự vi phạm.
- 2l1) Thí sinh bị truất quyền thi đấu không được hoàn lại chi phí liên quan đến việc tham gia giải đấu.
- 2n) Thí sinh có thể khiếu nại quyết định của WCA Delegate.
- 2n1) Việc khiếu nại chỉ được cho phép khi giải đấu đang diễn ra, trong vòng 30 phút kể từ khi sự cố diễn ra và trước khi những vòng kế tiếp của nội dung liên quan bắt đầu.
- 2n2) WCA Delegate phải giải quyết khiếu nại trước khi vòng tiếp theo của nội dung bắt đầu.
- 2n3) Thí sinh phải chấp nhận quyết định cuối cùng của WCA Delegate. Hình phạt: Truất quyền thi đấu khỏi giải.
- 2s) Thí sinh khuyết tật nếu gặp trở ngại trong việc tuân theo một hay nhiều Quy định WCA có thể yêu cầu sự hỗ trợ đặc biệt từ WCA Delegate. Thí sinh yêu cầu sự hỗ trợ như trên nên liên lạc với ban tổ chức và WCA Delegate ít nhất 2 tuần trước giải đấu.
- 2t) Mỗi thí sinh phải làm quen và nắm bắt được các Quy định WCA trước khi giải đấu bắt đầu.
- 2u) Thí sinh phải có mặt và sẵn sàng thi đấu khi được gọi tên tham gia thi một nội dung. Hình phạt: truất quyền thi đấu khỏi nội dung.
- 2u1) Ngoại lệ: Thí sinh không có mặt đúng giờ cho một nội dung có lịch thi cá nhân (VD: Giải Tối ưu 3x3x3, Giải Bịt mắt nhiều 3x3x3) có thể được coi là đã từ chối lượt giải đó (DNS), tùy theo quyết định của WCA Delegate.
- 3a) Thí sinh phải tự cung cấp khối hình cho giải đấu.
- 3a1) Thí sinh phải sẵn sàng nộp khối hình khi được gọi tên (xem Quy định 2u).
- 3a2) Khối hình phải hoạt động hoàn toàn, sao cho có thể tráo một cách bình thường.
- 3a3) Các khối hình đa diện phải sử dụng hệ màu với một màu khác nhau cho mỗi mặt trong trạng thái đã giải. Các biến thể (về hệ màu) của khối hình phải có các bước, trạng thái và cách giải tương tự như khối hình gốc.
- 3a4) Các khối hình không được có các bộ phận điện tử (VD: khả năng kết nối Bluetooth và Wi-Fi, động cơ, cảm biến, đèn). Xem Quy định 2i.
- 3d) Khối hình phải có các bộ phận có màu biểu thị hệ màu của khối hình và phải là một và chỉ một trong những loại bộ phận sau: miếng dán màu (sticker), tấm nhựa màu (tile), nhựa màu (stickerless), hoặc màu sơn/màu in. Tất cả các bộ phận có màu của khối hình phải được làm bằng vật liệu tương đồng.
- 3d1) Các thí sinh có khiếm khuyết về thị lực (có giấy tờ chứng minh) được hưởng các ngoại lệ sau:
- 3d1a) Các thí sinh mù có thể dùng các khối hình có kết cấu bề mặt khác nhau ở mỗi mặt. Mỗi mặt nên có một màu riêng để hỗ trợ quá trình tráo và trọng tài.
- 3d1b) Các thí sinh mù màu không thể phân biệt số màu cần thiết có thể sử dụng các bộ phận có màu có các họa tiết, nếu như được cho phép ở Quy định 2s. Họa tiết có thể ở trên sticker hoặc được vẽ lên.
- 3d2) Các màu của các bộ phận có màu phải mang tính đồng nhất, với một màu riêng cho mỗi mặt. Mỗi màu phải khác rõ các màu còn lại.
- 3d1) Các thí sinh có khiếm khuyết về thị lực (có giấy tờ chứng minh) được hưởng các ngoại lệ sau:
- 3h) Các thay đổi cải tiến khả năng hoạt động cơ bản của khối hình đều không được chấp nhận. Các thay đổi chỉ được chấp nhận khi các thay đổi không cung cấp thêm thông tin cho thí sinh (VD: thông tin định hướng hoặc nhận dạng các mặt) so với cùng một khối hình khi chưa được thay đổi.
- 3h1) Các khối hình có dạng “gối” (pillowed) được chấp nhận.
- 3h2) Những khối hình có bộ phận có màu có thể nhìn được ở bên trong (VD: khối hình “stickerless”) được chấp nhận. Quy định này không bao gồm:
- 3h2a) Sticker có những bộ phận trong suốt có thể tiết lộ thêm thông tin về trạng thái khối hình. Ngoại lệ: Miếng dán phủ (overlay sticker) hoặc logo (xem Quy định 3l).
- 3h3) Các thay đổi dẫn đến kết quả không tốt cho thí sinh đều không phải là lí do chính đáng cho việc bổ sung lượt giải.
- 3h4) Đối với Clock, các kim đồng hồ làm riêng (cùng kích cỡ và hình dạng với kim đồng hồ gốc bằng giấy) được cho phép, tùy theo quyết định của WCA Delegate. Kim đồng hồ phải chỉ rõ được hướng 12h như kim đồng hồ gốc.
- 3j) Các khối hình phải sạch, không có vết đánh dấu, các phần bị lệch, hư hỏng, hoặc các khác biệt rõ khác giữa các viên. Ngoại lệ: logo (xem Quy định 3l).
- 3j1) Các khối hình bị xước được cho phép, tùy theo quyết định của WCA Delegate.
- 3j2) Định nghĩa: Hai viên được coi là giống nhau nếu cùng kích cỡ và hình dạng, hoặc hình dạng đối nhau và cùng kích cỡ.
- 3j3) Các bộ phận có kết cấu bề mặt cho phép hướng chỉ của các viên được phân biệt khi sờ đều không được chấp nhận cho những nội dung bịt mắt.
- 3k) Các khối hình nên được chấp nhận bởi WCA Delegate trước khi được sử dụng trong giải.
- 3k1) Nếu một khối hình không được chấp nhận bị phát hiện trong khi một vòng thi đang diễn ra, thí sinh không được tiếp tục sử dụng khối hình này và phải nộp một khối hình thay thế.
- 3k2) Hình phạt cho những lượt giải được thực hiện bằng khối hình không được chấp nhận: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF). Các ngoại lệ sau đây được áp dụng:
- 3k2a) Nếu một khối hình không được chấp nhận bị phát hiện trước khi vòng thi kết thúc, các kết quả bị ảnh hưởng có thể được thay thế bằng các lượt giải bổ sung, tùy theo quyết định của WCA Delegate.
- 3k2b) Giải Tối ưu 3x3x3: nếu bất kì khối hình nào bị phát hiện là không được chấp nhận, các khối hình đó sẽ được tính riêng là chưa giải (mà không hủy bỏ cả lượt giải), tùy theo quyết định của WCA Delegate.
- 3l) Khối hình có thể có logo ở một mặt. Nếu có, chỉ được phép có duy nhất một viên của khối hình được có logo. Ngoại lệ: đối với các nội dung bịt mắt, khối hình không được có logo.
- 3l1) Logo phải được đặt ở một viên tâm. Ngoại lệ cho các khối hình không có viên tâm.:
- 3l1a) Đối với Pyraminx và 2x2x2, logo có thể ở bất kì viên nào.
- 3l1b) Đối với Square-1, logo phải ở một viên ở tầng giữa.
- 3l2) Logo có thể được khắc, khắc nổi hoặc được dán bằng một miếng dán phủ.
- 3l1) Logo phải được đặt ở một viên tâm. Ngoại lệ cho các khối hình không có viên tâm.:
- 3m) Tất cả các nhãn hiệu khối hình và bộ phận khối hình đều được chấp nhận, với điều kiện khối hình tuân thủ Quy định WCA.
- 4a) Người tráo áp dụng các công thức tráo lên khối hình.
- 4b) Khối hình phải được tráo bằng các công thức tráo ngẫu nhiên được tạo trên máy tính.
- 4b1) Các công thức tráo không được quan sát trước giải đấu, và không được phép bị lọc hoặc lựa chọn dưới bất kì hình thức nào bởi WCA Delegate.
- 4b2) Các công thức tráo cho một nhóm thi chỉ được phép được truy cập bởi WCA Delegate trước khi nhóm đó bắt đầu thi, và chỉ được phép truy cập bởi WCA Delegate và người tráo cho ngóm thi đó cho đến khi nhóm thi kết thúc. Ngoại lệ: Cho Giải Tối Ưu nhiều 3x3x3, các thí sinh nhận công thức tráo trong vòng thi (xem Mục E).
- 4b2a) WCA Delegate được chỉ định chỉ được phép cho các thành viên khác trong ban tổ chức quyền truy cập các công thức tráo của các nhóm thi sau chỉ khi WCA Delegate tạm thời không thể thực hiện nhiệm vụ (VD: tham gia thi trong giải đấu), và nên giữ số công thức tráo được trao quyền truy cập ở mức ít nhất trong trường hợp này.
- 4b3) Yêu cầu cho chương trình tạo công thức tráo: Công thức tráo chính thức phải tạo ra một trạng thái ngẫu nhiên cần ít nhất 2 bước để giải trong số tất cả các trạng thái (xác suất của mỗi trạng thái là như nhau). Các ngoại lệ và bổ sung sau đây được áp dụng:
- 4b3a) Đối với các nội dung bịt mắt, công thức tráo phải cho khối hình hướng về một hướng ngẫu nhiên (xác suất của mỗi hướng là như nhau).
- 4b3b) Đối với Khối hình 2x2x2: Trạng thái (ngẫu nhiên) phải cần ít nhất 4 bước để giải.
- 4b3c) Đối với Skewb: Trạng thái (ngẫu nhiên) phải cần ít nhất 7 bước để giải.
- 4b3d) Đối với Square-1: Trạng thái (ngẫu nhiên) phải cần ít nhất 11 bước để giải.
- 4b3e) Đối với Khối 5x5x5, Khối 6x6x6, Khối 7x7x7, và Megaminx: cần đủ số bước ngẫu nhiên (thay vì trạng thái ngẫu nhiên), cần ít nhất 2 bước để giải.
- 4b3f) Đối với Pyraminx: Trạng thái (ngẫu nhiên) phải cần ít nhất 6 bước để giải.
- 4b4) Mỗi công thức giải nên được áp dung trong khung thời gian dài nhất là 2 giờ. Khung thời gian này bắt đầu khi công thức tráo được áp dụng lần đầu tiên.
- 4d) Hướng chỉ của khối hình khi tráo:
- 4d1) Các khối NxNxN và Megaminx được tráo với mặt trắng (nếu không thể, sử dụng mặt sáng màu nhất) ở phía trên và mặt xanh lá (nếu không thể, sử dụng mặt liền kề tối màu nhất) ở phía trước.
- 4d2) Pyraminx được tráo với mặt vàng (nếu không thể, sử dụng mặt sáng màu nhất) ở phía dưới và mặt xanh lá (nếu không thể, sử dụng mặt liền kề tối màu nhất) ở phía trên.
- 4d3) Square-1 được tráo với mặt tối màu hơn ở phía trước (trong số 2 hướng tráo khả thi).
- 4d4) Clock được tráo với bất kì một trong hai mặt ở phía trước và hướng 12h chỉ lên trên.
- 4d5) Skewb được tráo với mặt trắng (nếu không thể, sử dụng mặt sáng màu nhất) ở phía trên và mặt xanh lá (nếu không thể, sử dụng mặt liền kề tối màu nhất) ở phía trước-trái.
- 4f) Các công thức tráo cho các giải đấu phải được tạo bằng phiên bản chính thức hiện hành của một chương trình tạo công thức tráo chính thức cho WCA (có ở website WCA).
- 4g) Sau khi tráo khối hình, người tráo phải xác nhận khối hình đã được tráo chính xác. Nếu trạng thái khối hình không chính xác, người tráo phải sửa lại khối hình (VD: bằng cách giải khối hình và áp dụng công thức tráo một lần nũa).
- 4g1) Ngoại lệ: Đối với Khối 6x6x6, Khối 7x7x7 và Megaminx, việc sửa lại khối hình là không cần thiết, tùy theo quyết định của WCA Delegate.
- 5a) Ví dụ về khối hình bị hư hỏng bao gồm: các phần bị bung hoặc vỡ, các viên bị xoay, lật tại chỗ, và ốc/miếng dán/viên nhựa rơi ra ngoài.
- 5b) Nếu khối hình bị hư hỏng khi một lượt giải đang diễn ra, thí sinh có thể chọn giữa việc sửa chữa khối hình và tiếp tục lượt giải, hoặc dừng lượt giải.
- 5b1) Nếu thi sinh chọn việc sửa chữa khối hình, họ chỉ được phép sửa những phần bị hư hỏng. Không được phép sử dụng công cụ hoặc các bộ phận của các khối hình khác để sửa chữa khối hình gốc. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- 5b2) Việc sửa chữa khối hình không được phép tạo lợi thế cho thí sinh trong việc giải khối hình. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- 5b3) Các hình thức sửa chữa được cho phép:
- 5b3a) Nếu bộ phận bị bung ra khỏi vị trí cố định, thí sinh có thể đặt lại bộ phận về vị trí đúng.
- 5b3b) Nếu thí sinh sửa chữa khối hình nhưng sau đó nhận ra khối hình không thể giải được, thí sinh có thể tháo ra và lắp lại nhiều nhất 4 viên để cho khối hình có thể giải được.
- 5b3c) Nếu khối hình không thể giải được và có thể đưa vào trạng thái có thể giải được bằng cách xoay một viên góc, thí sinh có thể sửa chữa bằng cách xoay viên góc mà không tháo khối hình.
- 5b4) Trong lúc giải bịt mắt (xem Quy định B4), tất cả việc sửa chữa đều phải thực hiện khi đang bịt mắt. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- 5b5) Nếu một số bộ phận của khối hình bị tách rời hay không hoàn toàn cố định sau lượt giải, những quy định sau đây được áp dụng:
- 5b5a) Nếu một hay nhiều bộ phận không có mặt có màu bị ảnh hưởng, khối hình được coi là đã được giải.
- 5b5b) Nếu một bộ phận có một mặt có màu bị ảnh hưởng, khối hình được coi là đã được giải.
- 5b5c) Nếu nhiều hơn một bộ phận có một mặt có màu bị ảnh hưởng, khối hình được coi là chưa được giải (DNF).
- 5b5d) Nếu một hay nhiều bộ phận có nhiều hơn một mặt có màu bị ảnh hưởng, khối hình được coi là chưa được giải (DNF).
- 5b5e) Quy định 5b5c và 5b5d có hiệu lực hơn 5b5a và 5b5b.
- 7b) Khán giả phải giữ khoảng cách ít nhất là 1.5m với khu vực thi đấu.
- 7c) Ánh sáng ở địa điểm thi đấu phải được đặc biệt chú trọng. Ánh sáng nên vừa mắt, sao cho thí sinh có thể dễ dàng phân biệt các màu trên khối hình.
- 7e) Không được hút thuốc tại địa điểm thi đấu.
- 7f) Địa điểm thi đấu:
- 7f1) Định nghĩa:
- 7f1a) Stackmat: Đồng hồ Stackmat và thảm kê thích hợp kích cỡ đầy đủ. Đồng hồ Generation 2, Generation 3 Pro Timer và/hoặc Generation 4 Pro Timer phải được sử dụng để tính giờ.
- 7f1b) Thảm kê: Thảm kê của Stackmat.
- 7f1c) Đồng hồ: Đồng hồ Stackmat, hoặc đồng hồ bấm giờ (cho các lượt giải cần nhiều thời gian).
- 7f1d) Bề mặt: Mặt phẳng nơi Stackmat được đặt. Thảm kê được coi là một phần của bề mặt. Đồng hồ không được coi là một phần của bề mặt.
- 7f2) Đồng hồ Stackmat phải được gắn vào thảm kê và đặt trên bề mặt, với đồng hồ được đặt ở phía thảm kê gần thí sinh nhất.
- 7f3) Ban tổ chức nên biến đổi đồng hồ Stackmat để chống các sự cố thường gặp bằng cách làm cho việc vô ý bấm nút khó hơn (VD: gắn vòng O-ring xung quanh các nút) và gắn pin chặt hơn (VD: thêm vật đệm vào ngăn chứa pin).
- 7f1) Định nghĩa:
- 7h) Khu vực thi đấu phải có một hoặc nhiều khu vực thí sinh (Quy định Y6a có hiệu lực hơn).
- 7h1) Ban tổ chức có thể yêu cầu thí sinh được gọi tên lên thi đấu phải ở trong khu vực thí sinh được chỉ định cho đến khi thí sinh đã hoàn thành tất cả lượt giải trong vòng thi đó.
- 9a) WCA quản lí các giải đấu về các khối hình cơ học hoạt động bằng cách xoay cụm các viên, còn được gọi là “khối hình xoay”.
- 9b) Các nội dung thi đấu chính thức của WCA là:
- 9b1) Khối 3x3x3, Khối 2x2x2, Khối 4x4x4, Khối 5x5x5, Giải Một tay 3x3x3, Clock, Megaminx, Pyraminx, Skewb, và Square-1.
- 9b1a) Thể thức thi đấu vòng đầy đủ: “Trung bình 5 lượt”.
- 9b1b) Thể thức cutoff (vòng thi gộp): “Tốt nhất trong 2 lượt” cutoff cho “Trung bình 5 lượt”.
- 9b2) Khối 6x6x6 và Khối 7x7x7.
- 9b2a) Thể thức thi đấu vòng đầy đủ: “Trung bình 3 lượt”.
- 9b2b) Thể thức cutoff (vòng thi gộp): “Tốt nhất trong 1 lượt” cutoff cho “Trung bình 3 lượt”.
- 9b3) Giải Bịt mắt 3x3x3, Giải Bịt mắt 4x4x4, Giải Bịt mắt 5x5x5.
- 9b3a) Thể thức thi đấu vòng đầy đủ: “Tốt nhất trong 3 lượt”.
- 9b3b) Với các nội dung này, WCA cũng công nhận các kết quả và kỉ lục “Tốt nhất trong 3 lượt” dựa trên kết quả của các vòng “Tốt nhất trên 3 lượt”.
- 9b4) Giải Tối ưu 3x3x3.
- 9b4a) Thể thức thi đấu vòng đầy đủ: “Tốt nhất trong X lượt” (X là 1 hoặc 2) hoặc “Trung bình 3 lượt”.
- 9b4b) Thể thức cutoff (vòng thi gộp): “Tốt nhất trong 1 lượt” cutoff cho “Tốt nhất trong 2 lượt” hoặc “Tốt nhất trong X lượt” (X là 1 hoặc 2) cutoff cho “Trung bình 3 lượt”.
- 9b5) Giải bịt mắt nhiều 3x3x3.
- 9b5a) Thể thức thi đấu vòng đầy đủ: “Tốt nhất trong X lượt” (X là 1, 2 hoặc 3).
- 9b5b) Thể thức cutoff (vòng thi gộp): “Tốt nhất trong X lượt” (X là 1 hoặc 2) cutoff cho “Tốt nhất trong Y lượt” (Y là 2 hoặc 3 và Y > X).
- 9b1) Khối 3x3x3, Khối 2x2x2, Khối 4x4x4, Khối 5x5x5, Giải Một tay 3x3x3, Clock, Megaminx, Pyraminx, Skewb, và Square-1.
- 9f) Kết quả của một vòng thi được tính như sau:
- 9f1) Tất cả các kết quả tính giờ dưới 10 phút, trừ Giải Bịt mắt nhiều 3x3x3, được ghi lại và lấy đến số thập phân thứ 2 của giây. Tất cả các kết quả trung bình dưới 10 phút được ghi lại và làm tròn đến số thập phân thứ 2 của giây.
- 9f2) Tất cả các kết quả tính giờ và trung bình trên 10 phút, tính cả thời gian của Giải Bịt mắt 3x3x3, được ghi lại và làm tròn đến giây gần nhất (VD: x.49 được ghi lại là x, x.50 được ghi lại là x+1).
- 9f4) Kết quả của lượt giải được ghi lại là DNF (Did Not Finish) nếu thí sinh bị hủy bỏ kết quả hoặc không hoàn tất lượt giải.
- 9f5) Kết quả của lượt giải được ghi lại là DNS (Did Not Solve) nếu thí sinh được phép thực hiện một lượt giải nhưng từ chối bắt đầu.
- 9f6) Đối với các vòng “Tốt nhất trên X lượt”, mỗi thi sinh được thực hiện X lượt giải. Kết quả tốt nhất trong những lượt giải này quyết định thứ hạng của thí sinh trong vòng thi đó.
- 9f7) Đối với những vòng “Tốt nhất trong X lượt”, kết quả DNF hoặc DNS là kết quả kém nhất có thể đạt được.
- 9f8) Đối với các vòng “Trung bình 5 lượt”, thí sinh được thực hiện 5 lượt giải, lượt giải tốt nhất và kém nhất được loại bỏ, và trung bình cộng của 3 lượt giải còn lại quyết định thứ hạng của thí sinh trong vòng thi đó.
- 9f9) Đối với các vòng “Trung bình 5 lượt”, 1 kết quả DNF hoặc DNS được phép được tính là kết quả kém nhất của thí sinh trong vòng đó. Nếu thí sinh có nhiều hơn 1 kết quả DNF và/hoặc DNS trong một vòng thi, kết quả trung bình của thí sinh được tính là DNF.
- 9f10) Đối với các vòng “Trung bình 3 lượt”, thí sinh được thực hiện 3 lượt giải, trung bình cộng của 3 lượt giải quyết định thứ hạng của thí sinh trong vòng thi đó.
- 9f11) Đối với các vòng “Trung bình 3 lượt”, nếu thí sinh có ít nhất một kết quả DNF hoặc DNS, kết quả trung bình của thí sinh được tính là DNF.
- 9f12) Đối với các vòng “Tốt nhất trong X lượt”, thứ hạng dựa trên kết quả tốt nhất của mỗi thí sinh. Các tiêu chí sau được sử dụng để so sánh kết quả:
- 9f12a) Đối với kết quả tính giờ, “tốt hơn” được định nghĩa là thời gian ngắn hơn.
- 9f12b) Đối với Giải Tối ưu 3x3x3, “tốt hơn” được định nghĩa là công thức giải ngắn hơn.
- 9f12c) Đối với Giải Bịt mắt nhiều 3x3x3, thứ hạng dựa trên số khối hình đã được giải trừ đi số khối hình chưa được giải (hiệu số lớn hơn là tốt hơn). Nếu hiệu số thấp hơn 0, hoặc khi chỉ có 1 khối hình được giải, lượt giải được tính là chưa hoàn thành (DNF). Nếu nhiều thí sinh đạt được cùng một kết quả, thứ hạng dựa trên tổng thời gian (thời gian ngắn hơn là tốt hơn). Nếu nhiều thí sinh đạt được cùng một kết quả trong cùng thời gian, thứ hạng được tính theo số khối hình thí sinh không giải thành công (số khối hình giải không thành công thấp hơn là tốt hơn).
- 9f13) Đối với các vòng “Trung bình 3 lượt” và “Trung bình 5 lượt”, thứ hạng dựa trên kết quả trung bình được sắp xếp của các thí sinh, trong đó kết quả “tốt hơn” được tính là kết quả được ghi lại thấp hơn.
- 9f14) Đối với các vòng “Trung bình 3 lượt” và “Trung bình 5 lượt”, nếu có hai hay nhiều thí sinh đạt cùng một kết quả trung bình, thứ hạng dựa trên lượt giải tốt nhất của từng thí sinh, trong đó kết quả “tốt hơn” được tính là kết quả được ghi lại thấp hơn.
- 9f15) Những thí sinh đạt cùng kết quả trong một vòng thi xếp cùng một thứ hạng trong vòng thi đó.
- 9g) Một vòng thi gộp là một vòng thi có phần cutoff với thế thức “Tốt nhất trong X lượt” và kết quả cutoff (VD: “Tốt nhất trong 2 lượt” với kết quả cutoff là 2 phút). Nếu thí sinh đạt được kết quả cutoff trong ít nhất một trong những lượt giải trong phần cutoff, thí sinh được quyền thực hiện những lượt giải còn lại. Những lượt giải trong phần cutoff đều được tính trong thể thức vòng thi đầy đủ.
- 9i) Kết quả của các giải đấu WCA chính thức phải được đăng tải trên bảng xếp hạng thế giới của WCA.
- 9i1) WCA công nhận những loại kỉ lục khu vực sau: kỉ lục quốc gia, kỉ lục châu lục và kỉ lục thế giới.
- 9i2) Tất cả kết quả của một vòng đều được coi là đã đạt được vào ngày dương lịch cuối cùng của vòng đó. Nếu một kỉ lục khu vực được phá vỡ nhiều lần vào cùng một ngày dương lịch, chỉ kết quả tốt nhất mới được coi là đã phá vỡ kỉ lục đó.
- 9i3) Nếu Quy định WCA cho một nội dung được thay đổi, những kỉ lục khu vực hiện tại vẫn được giữ nguyên cho đến khi được phá vỡ dưới những Quy định WCA mới.
- 9j) Mỗi nội dung chỉ được phép tổ chức nhiều nhất một lần trong một giải đấu.
- 9k) Tất cả thí sinh đều có thể tham gia tất cả các nội dung của một giải đấu, trừ những trường hợp được sự chấp thuận của Ban Quản trị WCA.
- 9l) Mỗi vòng thi phải được hoàn thành trước khi bất kỳ vòng kế tiếp nào khác của cùng nội dung được phép bắt đầu.
- 9m) Mỗi nội dung chỉ được phép có nhiều nhất 4 vòng.
- 9m1) Những vòng thi có 99 thí sinh trở xuống chỉ được phép có nhiều nhất 2 vòng thế tiếp.
- 9m2) Những vòng thi có 15 thí sinh trở xuống chỉ được phép có nhiều nhất 1 vòng thế tiếp.
- 9m3) Những vòng thi có 7 thí sinh trở xuống không được có vòng kế tiếp.
- 9o) Các vòng thi gộp được tính là một vòng khi tính số vòng của một nội dung.
- 9p) Nếu một event có một vòng thì:
- 9p1) Ít nhất 25% số thí sinh phải bị loại giữa các vòng liên tiếp của cùng một nội dung.
- 9p2) Các thí sinh tiến vào vòng sau phải được quyết định qua thứ hạng (Top X thí sinh tốt nhất) hoặc qua kết quả (Tất cả thí sinh có kết quả tốt hơn X) ở vòng trước đó.
- 9p2a) Đối với mỗi vòng, các điều kiện để tiến vào vòng sau phải được công bố trước khi vòng thi bắt đầu, và không nên được thay đổi sau khi vòng thi đã bắt đầu. Những thay đổi phải theo quyết định của WCA Delegate sau khi cân nhắc về sự công bằng của sự thay đổi đó.
- 9p3) Nếu một thí sinh đủ điều kiện vào vòng sau rút khỏi vòng thi đó, thí sinh đó có thể được thay thế bởi thí sinh không đủ điều kiện có kết quả tốt nhất của vòng thi trước đó.
- 9s) Mỗi vòng thi của mỗi nội dung phải có giới hạn thời gian (xem Quy định A1a).
- 10b) Chỉ trạng thái tĩnh của khối hình sau khi đồng hồ đã được dừng mới được xem xét.
- 10c) Khối hình có thể ở hướng về bất kì hướng nào ở cuối lượt giải.
- 10d) Tất cả các bộ phận của khối hình phải không bị tách rời ra và ở đúng vị trí. Ngoại lệ: xem Quyết định 5b5.
- 10e) Khối hình được coi là đã được giải hoàn thành khi tất cả các bộ phận mang màu đều ở đúng vị trị và các bộ phận đều thẳng hàng trong giới hạn sau đây:
- 10e1) Đối với mỗi hai bộ phận liền kề nhau (VD: hai tầng song song, liền nhau của khối lập phương) của khối hình bị lệch nhiều hơn giới hạn được quy định trong Quy định 10f, khối hình được xác định là cần thêm một bước nữa để giải hoàn thành (xem “Hệ đo bước các tầng ngoài” ở Mục 12).
- 10e2) Nếu không cần thêm bước nào để đưa khối hình về trạng thái giải hoàn hành, khối hình được coi là đã được giải hoàn thành mà không có hình phạt nào.
- 10e3) Nếu cần thêm một bước nữa để đưa khối hình về trạng thái giải hoàn thành, khối hình được coi là đã được giải hoàn thành với phạt cộng thời gian (+2 giây).
- 10e4) Nếu cần thêm nhiều hơn một bước nữa để đưa khối hình về trạng thái giải hoàn thành, khối hình được coi là chưa được giải hoàn thành (DNF).
- 10f) Giới hạn lệch được chấp nhận của các khối hình:
- 10f1) Khối NxNxN: nhiều nhất 45 độ.
- 10f2) Megaminx: nhiều nhất 36 độ.
- 10f3) Pyraminx và Skewb: nhiều nhất 60 độ.
- 10f4) Square-1: nhiều nhất 45 độ (U/D) hoặc 90 độ (/).
- 10h) Những khối hình không được liệt kê trong mục này được đánh giá trạng thái giải hoàn thành theo quy ước của khối hình.
- 10h1) Trạng thái giải hoàn thành của Clock là khi tất cả 18 mặt đồng hồ con đều chỉ hướng 12h.
- 11a) Các sự cố bao gồm:
- 11a1) Điều hành, xử lý sai trong giải đấu, bởi thành viên chính thức hoặc thí sinh.
- 11a2) Gián đoạn cơ sở vật chất (VD: mất điện, kích hoạt báo động khẩn cấp).
- 11a3) Hư hỏng thiết bị.
- 11b) Nếu sự cố xảy ra, WCA Delegate sẽ đưa ra quyết định công bằng và phù hợp.
- 11d) Nếu Quy định WCA không hoàn toàn rõ ràng hoặc sự cố không được nhắc đến trong Quy định WCA, WCA Delegate phải đưa ra quyết định dựa trên tinh thần thượng võ (xem Quy định 11e3).
- 11e) Nếu sự cố xảy ra trong một lượt giải, WCA Delegate có thể cho thí sinh thực hiện một lượt giải bổ sung thay thế cho lượt giải có xảy ra sự cố. Thí sinh phải khiếu nại (nói hoặc viết) với trọng tài và WCA Delegate vào lúc xảy ra sự cố và trước khi hoàn thành lượt giải gốc để có thể có khả năng được bổ sung một lượt giải. Việc khiếu nại không đảm bảo cho thí sinh một lượt giải bổ sung.
- 11e1) Nếu thí sinh được thực hiện một lượt giải bổ sung, lượt giải bổ sung phải được tráo bằng một công thức tráo khác. Công thức tráo này phải được tạo bằng phiên bản hiện hành chính thức của chương trình tạo công thức tráo WCA chính thức (xem Quy định 4f).
- 11e2) Nếu thí sinh được thực hiện một lượt giải bổ sung, lượt giải bổ sung nên được thực hiện ngay sau lượt giải dẫn đến lượt giải bổ sung, và kết quả của lượt giải này thay thế cho lượt giải gốc được đánh số thứ tự như bình thường.
- 11e3) Nếu việc sự cố có nên dẫn đến lượt giải bổ sung không rõ ràng, thí sinh có thể được thực hiện một lượt bổ sung dự phòng. lượt giải này chỉ được sử dụng khi về sau, việc bổ sung thêm một lượt giải là phù hợp (VD: quyết định của WRC).
- 11f) Những quyết định về sự cố có thể được hỗ trợ bởi việc phân tích video hoặc hình ảnh, tùy theo quyết định của WCA Delegate.
- 11g) WCA Delegate phải đảm bảo luôn có bản sao (in, kĩ thuật số hoặc trực tuyến) của Quy định và Hướng dẫn WCA để tham khảo trong trường hợp có sự cố.
- 11h) WCA có thể yêu cầu các thí sinh vi phạm nghiêm trọng Quy định 2k3 rời khỏi hội trường thi đấu sau khi cân nhắc sự nghiêm trọng của lỗi vi phạm và quyết định tốt nhất có thể. Thí sinh có thể bị xử lý kỉ luật WCA nếu không chấp hành yêu cầu trên.
- 12a) Ký hiệu cho khối NxNxN:
- 12a1) Xoay các mặt:
- 12a1a) Theo chiều kim đồng hồ, 90 độ: F (mặt trước), B (mặt sau), R (mặt phải), L (mặt trái), U (mặt trên), D (mặt dưới).
- 12a1b) Ngược chiều kim đồng hồ, 90 độ: F’, B’, R’, L’, U’, D’.
- 12a1c) 180 độ: F2, B2, R2, L2, U2, D2.
- 12a2) Xoay nhiều tầng (mặt ngoài cùng tầng giữa liền kề; n được định nghĩa bằng tổng số tầng cần xoay; có thể bỏ qua đối với 2 tầng):
- 12a2a) Theo chiều kim đồng hồ, 90 độ: nFw, nBw, nRw, nLw, nUw, nDw.
- 12a2b) Ngược chiều kim đồng hồ, 90 độ: nFw’, nBw’, nRw’, nLw’, nUw’, nDw’.
- 12a2c) 180 độ: nFw2, nBw2, nRw2, nLw2, nUw2, nDw2.
- 12a4) Xoay cả khối:
- 12a4a) Theo chiều kim đồng hồ, 90 độ: x (cùng chiều R hoặc L’), y (cùng chiều U hoặc D’), z (cùng chiều F hoặc B’).
- 12a4b) Ngược chiều kim đồng hồ, 90 độ: x’ (cùng chiều R’ hoặc L), y’ (cùng chiều U’ hoặc D), z’ (cùng chiều F’ hoặc B).
- 12a4c) 180 độ: x2, y2, z2.
- 12a5) Hệ đo bước các tầng ngoài (Outer Block Turn Metric) được định nghĩa là:
- 12a5a) Mỗi bước xoay các mặt và nhiều tầng được tính là 1 bước.
- 12a5b) Mỗi bước xoay cả khối được tính là 0 bước.
- 12a6) Hệ đo bước hành động (Execution Turn Metric) được định nghĩa là: Mỗi bước xoay các mặt, nhiều tầng hoặc xoay cả khối đều được tính là 1 bước.
- 12a1) Xoay các mặt:
- 12c) Ký hiệu cho Square-1:
- 12c1) Ở trạng thái ban đầu, khối hình được xoay với mặt nhỏ hơn của tầng xích đạo nằm về phía bên trái của mặt trước.
- 12c2) (x, y) có nghĩa: xoay tầng trên 30 độ x lần theo chiều kim đồng hồ, xoay tầng dưới 30 độ y lần theo chiều kim đồng hồ. x và y phải là số nguyên từ -5 đến 6, và không được đồng thời bằng 0.
- 12c3) “/” có nghĩa là: xoay nửa bên phải của khối hình 180 độ.
- 12c4) Hệ đo cho Square-1: (x, y) tính là một bước, “/” tính là một bước.
- 12d) Ký hiệu cho Megaminx (chỉ để tráo):
- 12d1) Xoay các mặt:
- 12d1a) Theo chiều kim đồng hồ, 72 độ: U (mặt trên).
- 12d1b) Ngược chiều kim đồng hồ, 72 độ: U’ (mặt trên).
- 12d2) Các bước còn lại được thực hiện bằng cách giữ nguyên 3 viên ở mặt trên bên trái cố định và xoay phần còn lại của khối hình:
- 12d2c) 144 độ theo chiều kim đồng hồ ngoại trừ mặt chứa 3 viên ở phía trên bên trái: R++ (tầng nằm dọc), D++ (tầng nằm ngang).
- 12d2d) 144 độ ngược chiều kim đồng hồ ngoại trừ mặt chứa 3 viên ở phía trên bên trái: R- (tầng nằm dọc), D- (tầng nằm ngang).
- 12d1) Xoay các mặt:
- 12e) Ký hiệu cho Pyraminx:
- 12e1) Khối hình được cầm với mặt dưới năm ngang hoàn toàn và mặt trước hướng về phía người đang cầm khối Pyraminx.
- 12e2) Theo chiều kim đồng hồ, 120 độ: U (2 tầng trên), L (2 tầng trái), R (2 tầng phải), B (2 tầng sau), u (đỉnh trên), l (đỉnh dưới), r (đỉnh phải), b (đỉnh trái).
- 12e3) Ngược chiều kim đồng hồ, 120 độ: U’ (2 tầng trên), L’ (2 tầng trái), R’ (2 tầng phải), B’ (2 tầng sau), u’ (đỉnh trên), l’ (đỉnh dưới), r’ (đỉnh phải), b’ (đỉnh trái).
- 12g) Ký hiệu cho Clock:
- 12g1) Khối hình được cầm sao cho hướng 12h hướng lên trên và bất kỳ mặt nào hướng về phía trước.
- 12g2) Nhả nút ghim: UR (trên-phải), DR (dưới-phải), DL (dưới-trái), UL (trên-trái), U (trên), R (phải), D (dưới), L (trái), ALL (tất cả).
- 12g3) Xoay bánh răng cạnh nút ghim được nhả và sau đó bấm tất cả các nút xuống: x+ (theo chiều kim đồng hồ x lần), x- (ngược chiều kim đồng hồ x lần).
- 12g4) Đổi mặt khối hình sao cho 12 giờ vẫn hướng lên trên, sau đó ghim tất cả các nút: y2.
- 12h) Ký hiệu cho Skewb:
- 12h1) Khối hình được cầm sao cho nhìn thấy được ba mặt, với mặt trên ở trên cùng.
- 12h2) Theo chiều kim đồng hồ, 120 độ: R (tầng xung quanh đỉnh dưới-phải xa nhất trong tầm nhìn), U (tầng xung quanh đỉnh trên xa nhất trong tầm nhìn), L (tầng xung quanh đính dưới-trái xa nhất trong tầm nhìn), B (tầng xung quanh đỉnh xa nhất ở phía sau không trong tầm nhìn).
- 12h3) Ngược chiều kim đồng hồ, 120 độ: R’ (tầng xung quanh đỉnh dưới-phải xa nhất trong tầm nhìn), U’ (tầng xung quanh đỉnh trên xa nhất trong tầm nhìn), L’ (tầng xung quanh đính dưới-trái xa nhất trong tầm nhìn), B’ (tầng xung quanh đỉnh xa nhất ở phía sau không trong tầm nhìn).
- A1) Các lượt Giải Tốc độ phải tuân theo những quy trình sau: (bị ưu tiên một phần bởi Quy định Y7).
- A1a) Ban tổ chức phải áp dụng duy nhất một loại giới hạn thời gian (giới hạn thời gian mỗi lượt giải hoặc cộng dồn) cho mỗi vòng.
- A1a1) Giới hạn thời gian mặc định là 10 phút cho mỗi lượt giải của mỗi vòng thi, tuy nhiên ban tổ chức có thể đặt giới hạn thời gian cao hơn hoặc thấp hơn. Trong trường hợp này, giới hạn thời gian của tất cả các lượt giải trong một vòng thi phải là như nhau.
- A1a2) Đối với các nội dung trừ Giải Tối ưu 3x3x3 và Giải Bịt mắt nhiều 3x3x3, ban tổ chức có thể đặt một giới hạn thời gian cộng dồn. Giới hạn thời gian cộng dồn hoặc là phải áp dụng trên tất cả các lượt giải của một vòng thi (VD: 3 lượt giải với giới hạn thời gian cộng dồn là 20 phút), hoặc là phải áp dụng trên tất cả các lượt giải của nhiều vòng của các nội dung khác nhay. Trong trường hợp này, giới hạn thời gian của một lượt giải là hiệu số của giới hạn thời gian cộng dồn và tổng thời gian của các lượt giải tính vào giới hạn tính đến thời điểm đó (xem Quy định A1a5). Nếu một vòng thi được áp dụng giới hạn thời gian cộng dồn thì chỉ được có nhiều nhất một mức giới hạn.
- A1a3) Giới hạn thời gian của tất cả các vòng phải được thông báo trước khi giải đấu bắt đầu, và không nên được thay đổi sau khi các vòng bị ảnh hưởng đã bắt đầu. Các thay đổi cần phải được chấp thuận bởi WCA Delegate sau khi cân nhắc tính công bằng của những thay đổi đó.
- A1a4) Thí sinh phải kết thúc lượt giải trước khi đạt đến giới hạn thời gian. Nếu đồng hồ của thí sinh đạt đến giới hạn thời gian của nội dung, trọng tài dừng lượt giải lại ngay lập thức và khi kết quả là DNF. Ngoại lệ; Giải Bịt mắt nhiều 3x3x3 (xem Quy định H1b1).
- A1a5) Thời gian tính vào giới hạn thời gian của một lượt giải hoặc là kết quả sau khi cộng thời gian phạt (nếu kết quả không phải là DNF) hoặc thời gian đã trôi qua trong lượt giải đó (nếu kết quả là DNF).
- A1b) Nếu giới hạn thời gian của một lượt giải lớn hơn 10 phút, đồng hồ bấm giờ phải được sử dụng để tính giờ.
- A1b1) Stackmat phải được sử dụng cùng với đồng hồ bấm giờ. Ngoại lệ: với những nội dung không có thời gian quan sát trước mà thí sinh được dự đoán sẽ mất hơn 10 phút, việc sử dụng Stackmat là không bắt buộc.
- A1b2) Nếu có thế lấy thời gian ở Stackmat, đó sẽ là kết quả được ghi lại. Nếu không, thời gian trên đồng hồ bấm giờ sẽ là kết quả được ghi lại.
- A1c) Một thí sinh tham gia thi một nội dung phải đạt yêu cầu của nội dung đó (xem Quy định 2k6).
- A1a) Ban tổ chức phải áp dụng duy nhất một loại giới hạn thời gian (giới hạn thời gian mỗi lượt giải hoặc cộng dồn) cho mỗi vòng.
- A2) Tráo khối hình:
- A2a) Khi được gọi tên tham gia thi đấu trong một vòng thi, thí sinh nộp khối hình trong trạng thái giải hoàn thành cho người tráo. Thi sinh đợi ở khu vực thí sinh được phân công cho đến khi được gọi tên.
- A2b) Người tráo tráo khối hình theo quy định ở Mục 4.
- A2b1) Đối với Square-1, ban tổ chức có thể yêu cầu đặt một vật mỏng vào giữa khối hình để các tầng không bị dịch chuyển trước khi lượt giải bắt đầu. Việc này khải được thông báo trước khi vòng thi bắt đầu.
- A2c) Sau khi người tráo bắt đầu tráo khối hình, thí sinh không được nhìn khối hình trước khi thời gian quan sát bắt đầu.
- A2c1) Người tráo đậy khối hình lại sao cho thí sinh và khán giả không thể nhìn thấy bất kì bộ phận nào của khối hình. Khối hình được đậy kín cho đến khi lượt giải bắt đầu.
- A2d) Khi nhận khối hình từ người tráo, trọng tài xem qua khối hình để đảm bảo khối hình đã được tráo chính xác. Trọng tài thông báo lại với người tráo nếu có vấn đề, để người tráo có thể xem xét lại kĩ hơn.
- A2d1) Người tráo hoặc một trọng tài được cho phép phải kiểm tra khối hình được tráo và kí phiếu ghi kết quả để xác nhận đã áp dụng công thức tráo đúng theo số thứ tự và khối hình giống với hình vẽ (xem Quy định 4g). Ngoại lệ: đối với Khối 6x6x6, Khối 7x7x7 và Megaminx, người tráo có thể kí xác nhận là khối hình được tráo đủ (xem Quy định 4g1).
- A2e) Trọng tại đặt khối hình ở một vị trí bất kì trên thảm kê trong khi đảm bảo khối hình vẫn được đậy kín hoàn toàn.
- A2e1) Thí sinh không được phép yêu cầu khối hình được đặt một hướng nhất định, và trọng tài không được cố ý định hướng khối hình trên thảm (dựa trên quan sát hoặc phỏng đoán về trạng thái của khối hình).
- A3) Thời gian quan sát:
- A3a) Thi sinh có thể quan sát khối hình khi bắt đầu lượt giải.
- A3a1) Thí sinh được phép quan sát khối hình trong nhiều nhất là 15 giây trước khi bắt đầu giải khối hình.
- A3b) Trọng tài chuẩn bị đồng hồ bằng cách bật đồng hồ lên và khởi tạo lại nếu cần thiết (bị ưu tiên một phần bởi Quy định Y7d1).
- A3b1) Khi trọng tài nghĩ thí sinh đã sẵn sàng, trọng tài hỏi xem thí sinh đã sẵn sàng chưa. Thí sinh phải sẵn sàng bắt đầu lượt giải trong một phút tính từ thời điểm được hỏi, nếu không thí sinh đã được tính là đã bỏ lượt giải đó (DNS), tùy theo quyết định của trọng tài.
- A3b2) Thi sinh bắt đầu lượt giải bằng cách xác nhận đã sẵn sàng, và trọng tài bỏ nắp đậy khối hình và bắt đầu tính thời gian quan sát.
- A3c) Thí sinh có thể cầm khối hình trong thời gian quan sát.
- A3c1) Thí sinh không được thực hiện bước nào trong thời gian quan sát. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải đó (DNF).
- A3c2) Nếu các bộ phận của khối hình không hoàn toàn thẳng hàng, thí sinh có thể làm thẳng hành các mặt, với điều kiện là độ lệch ở trong các giới hạn của Quy định 10f.
- A3c3) Thí sinh có thể khởi tạo lại đồng hồ trước khi bắt đầu lượt giải.
- A3c4) Đối với Square-1, nếu ban tổ chức quyết định sử dụng vật mỏng ở trong khối hình (xem Quy định A2b1), thí sinh có thể bỏ vật mỏng này ra trong thời gian quan sát.
- A3d) Ở cuối thời gian quan sát, thí sinh đặt khối hình lên trên thảm với bất kì định hướng nào. Hình phạt nếu đặt khối hình ra ngoài thảm: phạt cộng thời gian (+2 giây).
- A3d2) Khi 8 giây quan sát đã trôi qua, trọng tài thông báo “8 GIÂY”.
- A3d3) Khi 12 giây quan sát đã trôi qua, trọng tài thông báo “12 GIÂY”.
- A3a) Thi sinh có thể quan sát khối hình khi bắt đầu lượt giải.
- A4) Bắt đầu lượt giải:
- A4b) Thí sinh sử dụng ngón tay để chạm vào cảm biến trên đồng hồ. Lòng bàn tay của thí sinh phải hướng xuống dưới, và đặt ở phía đồng hồ gần thí sinh hơn.
- A4b1) Thí sinh không được chạm vào khối hình khi đang bắt đầu lượt giải. Hình phạt: phạt cộng thời gian (+2 giây).
- A4d) Nếu đồng hồ Stackmat được sử dụng, thí sinh nên đặt tay trên đồng hồ cho đến khi thấy đèn xanh trên đồng hồ sáng. Thí sinh bắt đầu lượt giải bằng cách bỏ tay khỏi đồng hồ (bắt đầu đồng hồ).
- A4d1) Thí sinh phải bắt đầu lượt giải muộn nhất là 15 giây kể từ khi bắt đầu quan sát. Hình phạt: phạt cộng thời gian (+2 giây).
- A4d2) Thí sinh phải bắt đầu lượt giải muộn nhất là 17 giây kể từ khi bắt đầu quan sát. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- A4d3) Nếu đồng hồ bấm giờ được sử dụng, trọng tài bắt đầu đồng hồ bấm giờ ngay khi thí sinh bắt đầu lượt giải.
- A4e) Các hình phạt cộng thời gian trong quá trình bắt đầu lượt giải được cộng dồn.
- A4b) Thí sinh sử dụng ngón tay để chạm vào cảm biến trên đồng hồ. Lòng bàn tay của thí sinh phải hướng xuống dưới, và đặt ở phía đồng hồ gần thí sinh hơn.
- A5) Trong lượt giải:
- A5a) Trong khi đang quan sát hoặc giải khối hình, thí sinh không được giao tiếp với bất kì ai ngoài trọng tài hay WCA Delegate. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- A5b) Trong khi đang quan sát hoặc giải khối hình, thí sinh không được phép nhận hỗ trợ từ bất kì ai hay vật giờ ngoại trừ bề mặt (xem thêm Quy định 2i). Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- A5c) Thí sinh có thể giữ khối hình trên bề mặt để hỗ trợ việc vận hành khối hình (xem Quy định 7f1d).
- A6) Kết thúc lượt giải:
- A6a) Thí sinh thả khối hình ra khỏi tay trước khi kết thúc lượt giải, và kết thúc lượt giải bằng cách dừng đồng hồ. Nếu đồng hồ bấm giờ được sử dụng, trọng tài dừng đồng hồ bấm giờ ngay khi thí sinh thực hiện những hành động trên.
- A6a1) Khi đồng hồ bấm giờ là công cụ tính giờ duy nhất, thí sinh kết thúc lượt giải bằng cách thả khối hình ra khỏi tay và thông báo với trọng tài là họ đã kết thúc lượt giải. Trọng tài dừng đồng hồ bấm giờ ngay khi thí sinh thực hiện những hành động trên.
- A6a2) Khi đồng hồ bấm giờ là công cụ tính giờ duy nhất, báo hiệu mặc định của thí sinh là việc thả (các) khối hình ra khỏi tay và đặt tay xuống bề mặt với lòng bàn tay hướng xuống dưới. Thí sinh và trọng tài có thể nhất trí vế việc sử dụng một báo hiệu khác trước khi lượt giải bắt đầu.
- A6b) Thí sinh chịu trách nhiệm dừng đồng hồ Stackmat đúng cách.
- A6b1) Nếu đồng hồ được dừng trước khi thí sinh giải hoàn thành khối hình và chỉ thời gian dưới 0.06 giây, lượt giải được thay thế bằng một lượt giải bổ sung. Thí sinh bị mất quyền thực hiện lượt bổ sung nếu WCA Delegate nhận thấy rằng đồng hồ bị dừng một cách cố ý.
- A6b2) Nếu đồng hồ được dừng trước khi thí sinh giải hoàn thành khối hình và chỉ thời gian từ 0.06 giây trở lên, kết quả lượt giải bị hủy bỏ (DNF). Ngoại lệ: nếu thí sinh có thể chứng mỉnh rằng đồng hồ bị lỗi, thí sinh được hưởng một lượt giải bổ sung, tùy theo quyết định của WCA Delegate.
- A6c) Thí sinh phải hoàn toàn thả khối hình khỏi tay trước khi dừng đồng hồ. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF). Ngoại lệ: nếu không có bước nào khác được thực hiện sau khi dừng đồng hồ và trước khi thí sinh thả khối hình, hình phạt có thể được thay thế bằng hình phạt cộng thời gian (+2 giây), theo quyết định của trọng tài.
- A6d) Thí sinh phải dừng đồng hồ bằng cả hai tay đặt phẳng trên cảm biến với lòng bàn tay hướng xuống dưới. Hình phạt: phạt cộng thời gian (+2 giây).
- A6e) sau khi thả khối hình ra khỏi tay, thí sinh không được phép chạm vào hoặc di chuyển khối hình cho đến khi trọng tài đã xem xét khối hình. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt thi (DNF). Ngoại lệ: Nếu không có bước nào được thực hiện, hình phạt có thể được thay thế bằng hình phạt cộng thời gian (+2 giây), theo quyết định của trọng tài.
- A6f) Thí sinh không được khởi tạo lại đồng hồ cho đến khi trọng tài đã ghi xong kết quả lên phiếu ghi kết quả. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF), tùy theo quyết định của trọng tài.
- A6f1) Nếu thí sinh khởi tạo lại đồng hồ trước khi kết quả được ghi lại đầy đủ, trọng tài không được ghi kết quả dựa theo trí nhớ hoặc bằng chứng video hoặc hình ảnh, và bắt buộc phải hủy bỏ kết quả lượt giải đó (DNF).
- A6g) Trọng tài quyết định khối hình đã được giải hoàn thành hay chưa. Họ không được chạm vào khối hình trước khi quyết định có hình phạt vì độ lệch hay không. Ngoại lệ: Đối với Clock, trọng tài thường sẽ phải cầm khối hình lên để xác minh cả 2 mặt.
- A6h) Trong trường hợp khiếu nại, không được phép thực hiện các bước hay làm thẳng hàng khối hình cho đến khi khiếu nại được giải quyết.
- A6i) Các hình phạt cộng thời gian trong quá trình kết thúc lượt giải được cộng dồn.
- A6a) Thí sinh thả khối hình ra khỏi tay trước khi kết thúc lượt giải, và kết thúc lượt giải bằng cách dừng đồng hồ. Nếu đồng hồ bấm giờ được sử dụng, trọng tài dừng đồng hồ bấm giờ ngay khi thí sinh thực hiện những hành động trên.
- A7) Ghi kết quả:
- A7a) Trong tài công bố kết quả cho thí sinh.
- A7a1) Nếu khối hình được giải hoàn toàn mà không có hình phạt, trọng tài thông báo “TỐT”.
- A7a2) Nếu có hình phạt thời gian, trọng tài thông báo “LỖI”.
- A7a3) Nếu kết quả là DNF, trọng tài thông báo “DNF”.
- A7b) Trọng tài ghi lại kết quả trên phiếu ghi kết quả và ký tên cạnh kết quả để xác nhận rằng kết quả chính xác, hoàn thiện, theo đúng mẫu và rõ ràng.
- A7b1) Nếu có hình phạt thời gian, trọng tài ghi kết quả gốc trên đồng hồ, cùng với tất cả các hình phạt thời gian. Mẫu ghi kết quả nên là “X + T + Y = F”, với X là tổng thời gian phạt khi bắt đầu lượt giải, T là thời gian trên đồng hồ (“thời gian gốc”), Y là tổng thời gian phạt trong/khi kết thúc lượt giải, và F là kết quả cuối cùng (VD: 2 + 17.65 + 2 = 21.65). Nếu X và/hoặc Y bằng 0, những số hạng bằng 0 được lược bỏ (VD: 17.65 + 2 = 19.65).
- A7c) Thí sinh phải kiểm tra kết quả được ghi lại và kí phiếu ghi kết quả để công nhận là kết quả chính xác, hoàn thiện, theo đúng mẫu và rõ ràng. Hành động này kết thúc lượt giải (bị ưu tiên một phần bởi Quy định Y7e1).
- A7c1) Nếu thí sinh hoặc trọng tài từ chối chấp nhận kết quả và từ chối kí, WCA Delegate phải giải quyết khiếu nại.
- A7c2) Nếu thí sinh kí (hoặc đánh dấu) một lượt giải trước khi bắt đầu, họ được coi là đã từ chối bắt đầu lượt giải đó và kết quả lượt giải đó được ghi là DNS.
- A7c3) Nếu thí sinh kí (hoặc đánh dấu) một lượt giải trước khi bắt đầu nhưng trước khi trọng tài ghi xong kết quả, lượt giải được coi là chưa hoàn tất (DNF).
- A7c4) Thí sinh không nên kí lượt giải trước khi trọng tài đã ghi xong kết quả và kí lượt giải. Thí sinh chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc đảm bảo cả thí sinh và trọng tài đều đã kí lượt giải. Nếu lượt giải bị phát hiện là thiếu một hoặc cả hai chữ kí sau khi trọng tài giao phiếu ghi kết quả cho người ghi kết quả (xem Quy định A7f), lượt giải sẽ bị coi là chưa hoàn tất (DNF).
- A7f) Khi phiếu ghi kết của thí sinh hoàn tất, trọng tài giao phiếu kết quả cho người ghi kết quả.
- A7g) Tùy theo quyết định của WCA Delegate, sự cố hoặc hình phạt do sự thiếu kinh nghiệm của một thí sinh mới gây ra có thể được thay thế bằng một lượt giải bổ sung.
- A7a) Trong tài công bố kết quả cho thí sinh.
- B1) Các quy trình giải tốc độ được tuân thủ, như đã được mô tả ở Mục A (Giải Tốc độ). Các quy định có hiệu lực hơn các quy định tương ứng ở Mục A được mô tả dưới đây (bị ưu tiên một phần bởi Quy định Y7).
- B1a) Không có thời gian quan sát.
- B1b) Thí sinh tự cung cấp bịt mắt cho lượt giải.
- B2) Bắt đầu lượt giải:
- B2a) Trọng tài khởi tạo lại đồng hồ theo Quy định A3b và báo hiệu thí sinh có thể bắt đầu lượt giải (VD: đặt khối hình phía trước thí sinh, thông báo “sẵn sàng”, giơ ngón cái). Thí sinh phải bắt đầu lượt giải trong vòng 1 phút, nếu không thí sinh được tính là đã bỏ lượt (DNS), tùy theo quyết định của trọng tài (bị ưu tiên một phần bởi Quy định Y7d1).
- B2b) Thí sinh dùng ngón tay để chạm vào cảm biến của đồng hồ. Lòng bàn tay của thí sinh phải hướng xuống dưới, và đặt ở bên đồng hồ gần thí sinh hơn. Hình phạt: phạt cộng thời gian (+2 giây).
- B2c) Thí sinh không được chạm vào khối hình khi đang bắt đầu lượt giải. Hình phạt: phạt cộng thời gian (+2 giây).
- B2d) Thí sinh bắt đầu lượt giải bằng cách bỏ tay khỏi đồng hồ để bắt đầu đồng hồ, và đồng thời cũng bắt đầu giải ngay lập tức.
- B2d1) Thí sinh nhấc nắp đậy khỏi khối hình sau khi bắt đầu đồng hồ.
- B2e) Nếu đồng hồ bấm giờ được sử dụng cùng với đồng hồ Stackmat, trọng tài bắt đầu đồng hồ bấm giờ ngay khi thí sinh bắt đầu lượt giải.
- B2f) Nếu đồng hồ bấm giờ là đồng hồ duy nhất được sử dụng, thí sinh đặt tay lên bàn thay vì đồng hồ Stackmat. Sau khi xác nhận đã sẵn sàng, thí sinh bắt đầu lượt giải bằng cách nhấc nắp đậy khối hình. Trọng tài bắt đầu đồng hồ bấm giờ ngay khi thí sinh bắt đầu lượt giải.
- B3) Phần ghi nhớ:
- B3a) Thí sinh có thể cầm khối hình trong khi phần ghi nhớ đang diễn ra.
- B3b) Thí sinh không được ghi chép. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- B3c) Thí sinh không được thực hiện các bước trong khi phần ghi nhớ đang diễn ra. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- B4) Phần bịt mắt:
- B4a) Thí sinh đeo bịt mắt để bắt đầu phần bịt mắt.
- B4b) Thí sinh không được thực hiện các bước giải nếu chưa đeo bịt mắt hoàn toàn. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- B4c) Trọng tài phải chắc chắn có vật chặn tầm nhìn giữa thí sinh và khối hình khi thí sinh đang giải.
- B4c1) Trong mọi trường hợp, thí sinh phải đeo bịt mắt để tầm nhìn với khối hình của thí sinh bị chặn kể cả khi không có vật chặn.
- B4c2) Theo mặc định, trọng tài nên đặt vật cản (VD: tấm bìa hoặc giấy) giữa thí sinh và khối hình khi thí sinh đang đeo bịt mắt.
- B4c3) Nếu thí sinh và trọng tài đồng thuận, thí sinh có thể tự tay đặt khối hình đằng sau một vật thích hợp (VD: mặt bàn) trong phần bịt mắt.
- B4d) Thí sinh không được phép nhìn khối hình vào bất kì thời điểm nào trong phần bịt mắt. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- B4e) Thí sinh có thể bỏ bịt mắt để quay về phần ghi nhớ, với điều khiện thí sinh chưa áp dụng bước nào trên khối hình.
- B5) Kết thúc lượt giải:
- B5a) Khi sử dụng đồng hồ Stackmat, thí sinh kết thúc lượt giải bằng cách thả khối hình khỏi tay và dừng đồng hồ.
- B5b) Khi dùng đồng hồ bấm giờ, thí sinh kết thúc lượt giải bằng cách đặt khối hình lên bề mặt và thông báo với trọng tài. Cùng lúc đó, trọng tài dừng đồng hồ.
- B5c) Nếu thí sinh đang không chạm vào khối hình, thí sinh có thể bỏ bịt mắt trước khi dừng đồng hồ. Thí sinh không được chạm vào khối hình trước khi lượt giải kết thúc. Hình phạt nếu chạm vào khối hình: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- C1) Các quy trình giải tốc độ được tuân thủ, như đã được mô tả ở Mục A (Giải Tốc độ). Các quy định có hiệu lực hơn các quy định tương ứng ở Mục A được mô tả dưới đây.
- C1b) Trong lượt giải, thí sinh chỉ được dùng một tay để vận hành khối hình. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- C1b2) Nếu khối hình bị hư hỏng và thí sinh muốn sửa chữa, thí sinh phải sửa chửa chỉ bằng tay dùng để giải. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- C1b3) Nếu những phần cơ thể khác của thí sinh chạm vào khối hình hoặc các bộ phận của khối hình một cách vô ý và không làm cho bước nào bị áp dụng, thì hành động này không bị coi là vận hành khối hình, tùy theo quyết định của trọng tài.
- C1b4) Trong lượt giải, thí sinh có thể giữ khối hình trên bề mặt để hỗ trợ việc vận hành khối hình (xem Quy định 7f1d).
- C1c) Trong lượt giải, một khi thí sinh đã sử dụng một tay để vận hành khối hình, thí sinh không được vận hành khối hình bằng tay còn lại. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- C1b) Trong lượt giải, thí sinh chỉ được dùng một tay để vận hành khối hình. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- E2) Quy trình cho Giải Tối ưu 3x3x3:
- E2a) Trọng tài phát công thức tráo và giấy cho tất cả các thí sinh. Sau đó, trọng tài bắt đầu đồng hồ bấm giờ và thông báo “BẮT ĐẦU”.
- E2a1) Trước khi lượt giải bắt đầu, thí sinh không được viết lên giấy dành cho lượt giải. Ngoại lệ: thí sinh có thể viết thông tin nhận dạng lượt giải (xem Quy định E2c1). Nếu thí sinh viết thông tin này lên tờ giấy có công thức tráo, thí sinh chỉ được viết lên mặt không có công thức tráo trước khi lượt giải bắt đầu. Hình phạt nếu viết lên giấy ngoài thông tin nhận dạng lượt giải: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- E2b) Các thí sinh có tổng cộng 60 phút để tìm và viết công thức giải.
- E2b1) Trọng tài nên thông báo “CÒN 5 PHÚT” khi 55 phút đã trôi qua, và phải thông báo “HẾT GIỜ” khi đã hết 60 phút.
- E2c) Sau 60 phút, mỗi thí sinh phải nộp cho trọng tài một tờ giấy duy nhất với công thức giải được viết ra và thông tin nhận dạng lượt giải.
- E2c1) Thông tin nhận dạng lượt giải là: họ tên thí sinh, WCA ID, hoặc số định danh thí sinh, và có thể thêm tên giải đấu, số thứ tự vòng, hoặc số thứ tự lượt giải. Hình phạt nếu nộp công thức giải mà không có họ tên thí sinh, WCA ID, hoặc số định danh thí sinh: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- E2c2) Công thức giải phải là một dãy bước giải rõ ràng với từng bước được viết theo thứ tự. Hình phạt nếu công thức giải không rõ ràng: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- E2c3) Thí sinh nên gạch xóa cẩn thận những bước giải được khi trên giấy không phải là một phần của công thức giải cuối cùng.
- E2c4) Công thức giải của thí sinh chỉ được phép sử dụng các bước được kí hiệu rõ cho Khối 3x3x3 ở trong Quy định 12a, và không được sử dụng các kí hiệu không được định nghĩa trong quy định trên. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- E2c5) Công thức giải của thí sinh được coi là chính xác nếu khối hình được giải hoàn thành sau khi áp dụng công thức giải sau công thức tráo. Hình phạt cho công thức giải không chính xác: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- E2d) Kết quả của thí sinh là số bước trong công thức giải, được tính bằng Hệ đo bước tầng ngoài (xem Quy định 12a5).
- E2d1) Công thức giải của thí sinh không được vượt quá 80 bước (tính cả các bước xoay cả khối) khi được tính bằng Hệ đo bước hành động (xem Quy định 12a6). Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- E2e) Công thức giải của thí sinh không được trích dẫn trực tiếp bất kì phần nào của công thức tráo. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF), tùy theo quyết định của WCA Delegate.
- E2e1) WCA Delegate có thể yêu cầu thí sinh giải thích mục đích của từng bước đi trong công thức giải, bất kể công thức tráo. Nếu thí sinh không thể giải thích hợp lí, kết quả của lượt thi bị hủy bỏ (DNF).
- E2a) Trọng tài phát công thức tráo và giấy cho tất cả các thí sinh. Sau đó, trọng tài bắt đầu đồng hồ bấm giờ và thông báo “BẮT ĐẦU”.
- E3) Thí sinh có thể sử dụng các vật dụng sau trong lượt giải. Hình phạt nếu sử dụng các vật dụng không được cho phép: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- E3a) Giấy (được cung cấp bởi trọng tài) và bút bi/bút chì hoặc các loại bút khác (được cung cấp bởi trọng tài hoặc tự cung cấp).
- E3b) Khối hình 3x3x3 (nhiều nhất 3 khối hình, tự cung cấp), như được mô tả ở Mục 3.
- E3c) Miếng dán (tự cung cấp).
- E3d) Đồng hồ đeo tay hoặc đồng hồ bấm giờ (tự cung cấp) để tính thời gian đã trôi qua, nếu được chấp nhận bởi WCA Delegate.
- E3e) Vật dụng hỗ trợ không điện tử không đem lại lợi thế không công bằng, tùy theo quyết định của WCA Delegate (xem Quy định 2i1).
- E4) WCA Delegate có thể công bố các công thức giải của thí sinh (VD: ảnh chụp phiếu ghi kết quả hoặc công thức giải được đánh máy lại).
- F1) Các quy trình giải tốc độ được tuân thủ, như đã được mô tả ở Mục A (Giải Tốc độ). Các quy định có hiệu lực hơn các quy định tương ứng ở Mục A được mô tả dưới đây.
- F2) Trọng tài đặt khối hình đã được tráo lên thảm kê ở vị trí đứng.
- F2a) Ban tổ chức có thể dùng giá đứng cho khối hình để ngăn cho khối hình không bị đổ trước khi lượt giải bắt đầu. Việc này phải được thông báo trước khi vòng thi bắt đầu.
- F2a1) Trọng tài phải bỏ giá đứng khỏi thảm ngay khi thí sinh lấy khối hình khỏi giá đứng
- F2a) Ban tổ chức có thể dùng giá đứng cho khối hình để ngăn cho khối hình không bị đổ trước khi lượt giải bắt đầu. Việc này phải được thông báo trước khi vòng thi bắt đầu.
- F3) Cuối thời gian quan sát, thí sinh đặt khối hình ở vị trí đứng. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- F3a) Thí sinh không được thay đổi vị trí các ghim của khối hình đã được tráo trước khi lượt giải bắt đầu. Hình phạt: hủy bỏ kết quả lượt giải (DNF).
- H1) Các quy trình giải bịt mắt được tuân thủ, như đã được mô tả ở Mục B (Giải Bịt mắt). Các quy định có hiệu lực hơn các quy định tương ứng ở Mục B được mô tả dưới đây (bị ưu tiên một phần bởi Quy định Y7).
- H1a) Trước một lượt giải, thí sinh phải nộp cho ban tổ chức số khối hình (ít nhất 2 khối) mà thí sinh muốn giải.
- H1a1) Thí sinh không đươc thay đổi số khối hình sau khi đã nộp số khối hình cho ban tổ chức.
- H1a2) Thí sinh cố thể yêu cầu được giữ riêng tư số khối hình mà họ nộp cho đến khi tất cả thí sinh đã nộp số khối hình. Sau khi tất cả các thí sinh đã báo số khối hình, thông tin này trở thành công khai (VD: Thí sinh có thể hỏi về số khối hình của các thí sinh khác trước khi bắt đầu lượt giải của họ).
- H1a3) Trước lượt giải, các khối hình đã được tráo phải được đặt trên bàn tại vị trí bất kì trong khi đảm bảo tất cả các khối hình đều được che kín. Các khối hình nên được xếp sao cho vuông vắn nhất có thể (VD: 8 khối hình nên được xếp thành 2 hàng 3 khối và 1 hàng 2 khối).
- H1b) Nếu thí sinh muốn giải ít hơn 6 khối hình, giới hạn thời gian của lượt giải là 10 phút nhân với số khối hình, nếu không giới hạn thời gian là 60 phút.
- H1b1) Thí sinh có thể báo hiệu dừng lượt giải bất kì lúc nào. Nếu và khi giới hạn thời gian được đạt đến, trọng tài kết thúc lượt giải và tính điểm lượt giải; giới hạn thời gian của lượt giải được tính là thời gian gốc.
- H1d) Thời gian phạt của tất cả các khối hình trong lượt giải đều được cộng dồn.
- H1a) Trước một lượt giải, thí sinh phải nộp cho ban tổ chức số khối hình (ít nhất 2 khối) mà thí sinh muốn giải.
- Y1) Các quy định bổ sung có hiệu lực hơn tất cả các quy định khác được mô tả tại đây. Các quy định này bổ sung cho Chính sách an toàn trong giải đấu.
- Y2) Định nghĩa:
- Y2a) Người tham dự: Những người tham dự một giải đấu WCA, bao gồm thí sinh, thành viên chính thức và khán giả/khách mời.
- Y2b) Vị trí ngồi cố định: Một phương pháp tổ chức giải đấu mà thí sinh thực hiện tất cả các lượt giải trong một vòng thi ở cùng một bàn thi đấu.
- Y3) Ngoài những yêu cầu ở Quy định 2a, nếu được coi là cần thiết bởi WCA Delegate và được thông báo rõ ràng trước giai đấu, người tham dự có thể được yêu cầu phải đạt một trong những điều kiện sau đây:
- Y3a) Đeo khẩu trang trong hội trường thi đấu.
- Y3b) Không tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 trong ít nhất 14 ngày trước khi giải đấu bắt đầu.
- Y3c) Không mắc COVID-19 hoặc có triệu chứng COVID-19 (theo Tổ chức Y tế Thế giới) trong ít nhất 14 ngày trước khi giải đấu bắt đầu.
- Y3d) Tuân thủ các biện pháp an toàn dịch tễ của Tổ chức Y tế Thế giới hoặc chính quyền địa phương.
- Y4) Các thí sinh và thành viên chính thức nên tự mang bút đến giải đấu.
- Y5) Trọng tài nên tự mang điện thoại hoặc đồng hồ bấm giờ (nên được kiểm tra bởi WCA Delegate) để tính thời gian quan sát.
- Y6) Môi trường:
- Y6a) Nếu được coi là cần thiết bởi WCA Delegate, địa điểm giải đấu không được có khu vực thí sinh.
- Y6b) Thí sinh không nên chạm vào bề mặt của bàn thi đấu khi đang không thực hiện lượt giải chính thức
- Y7) Các quy trình thi đấu có hiệu lực hơn Mục A, B, and H được mô tả giới đây. Các quy trình này không áp dụng cho Mục E, Giải Tối ưu.
- Y7a) Các giải đấu nên sử dụng vị trí ngồi cố định (xem Quy đinh Y2b).
- Y7b) Trọng tài nên tránh việc chạm vào khối hình vào mọi lúc. Ngoại lệ: đối với Clock, trọng tài nên cấm khối hình lên để đảm bảo cả hai mặt đã được giải hoàn thành.
- Y7c) Tráo:
- Y7c1) Khi được gọi tên tham gia thi trong một vòng thi, thí sinh nộp khối hình đã được khử trùng và được giải hoàn thành cho người tráo. Sau đó, thí sinh đợi ở bàn thi đấu được chỉ định.
- Y7d) Thời gian quan sát:
- Y7d1) Trọng tài chỉ dẫn cho thí sinh chuẩn bị đồng hồ bằng cách bật đồng hồ lên và khởi tạo lại đồng hồ nếu cần thiết. Sau đó, thí sinh làm theo chỉ dẫn của trọng tài. Trọng tài nên tránh việc chạm vào khối hình vào mọi lúc.
- Y7e) Ghi kết quả:
- Y7e1) Thí sinh phải kiểm tra kết quả được ghi lại, và kí phiếu ghi kết quả bằng bút mà thí sinh tự cung cấp để xác nhận là kết quả chính xác, hoàn thiện, theo đúng mẫu và rõ ràng.
- Y7e2) Thí sinh không nên chạm vào phiếu ghi kết quả.
- Y7f) Sau khi hoàn thảnh lượt giải, nếu thí sinh vẫn còn thêm lượt giải chưa thực hiện, thí sinh phải đặt khối hình vào trong nắp đậy.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!