Vì sao phải học tập lịch sử suốt đời? – Thcs-thptlongphu.edu.vn
Lịch sử là một thành phần thiêng liêng của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và cả thế giới, ghi lại toàn lại quá trình hình thành và phát triển của loài người. Tại Việt Nam, lịch sử còn là một môn học bắt buộc tại chương trình giáo dục phổ thông. Có quan điểm cho rằng học lịch sử là công cuộc học tập cả đời. Vậy vì sao phải học tập lịch sử suốt đời? Hãy cùng trường tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Lịch sử là gì?
Trước khi muốn biết lý do mà con người phải học tập lịch sử cả một đời, điều tiên quyết là phải hiểu lịch sử là gì?
Lịch sử hay sử học là một môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Lịch sử có thể tham khảo những môn học trừu tượng, trong đó sử dụng câu chuyện để kiểm tra và phân tích chuỗi các sự kiện trong quá khứ, và khách quan xác định các mô hình nhân quả đã ảnh hưởng đến các sự kiện trên. Các nhà sử học đôi khi tranh luận về bản chất của lịch sử và tính hữu dụng của nó bằng cách thảo luận nghiên cứu về chính lịch sử như một cách để cung cấp “tầm nhìn” về những vấn đề của hiện nay.
Các câu chuyện phổ biến của nền văn hóa nhất định, nhưng không được các nguồn thông tin khách quan khẳng định (ví dụ như những truyền thuyết về vua Arthur trong văn hóa phương Tây hay Lạc Long Quân và Âu Cơ trong văn hóa Việt) thường được phân loại là di sản văn hoá hay truyền thuyết, bởi những câu chuyện này không hỗ trợ việc “điều tra khách quan”, vốn là một yêu cầu khắt khe của bộ môn sử học.
Herodotus, một nhà sử học Hy Lạp ở thế kỷ thứ 5 TCN được coi là “cha đẻ của lịch sử phương Tây”, cùng với một nhà sử học cùng thời là Thucydides đã góp phần tạo nên nền tảng cho việc ghi chép lịch sử trong Lịch sử châu Âu. Các tác phẩm của họ vẫn còn được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Sự khác biệt giữa cách tiếp cận lịch sử tập trung vào văn hóa của Herodotus và cách tiếp cận lịch sử tập trung vào quân sự của Thucydides vẫn còn gây tranh cãi giữa các nhà sử học khi họ viết lịch sử của thời hiện đại. Ở các nước phương Đông, Trung Quốc đã có chức sử quan ghi chép lịch sử từ ít nhất là 3.000 năm trước. Cuốn sử đầu tiên Kinh Xuân Thu là biên niên sử nổi tiếng ghi chép sự kiện từ năm 722 TCN, hiện vẫn còn lưu giữ được bản in ở thế kỷ thứ 2 TCN.
Ảnh hưởng từ thời cổ đại đã tạo ra hàng loạt các quan niệm về bản chất của lịch sử. Các quan niệm này đã phát triển qua nhiều thế kỷ và tiếp tục thay đổi cho đến ngày nay. Nghiên cứu hiện đại về lịch sử có phạm vi rộng, theo các chủ đề đa dạng. Lịch sử được giảng dạy như một phần của giáo dục tiểu học và trung học, và nghiên cứu khoa học lịch sử là một môn học chính trong các khoa nghiên cứu của trường đại học.
Lịch sử thế giới là ký ức về trải nghiệm trong quá khứ của Homo sapiens sapiens trên toàn thế giới, vì kinh nghiệm đó đã được bảo tồn, chủ yếu là trong các ghi chép bằng văn bản. Khi nhắc đến “tiền sử”, các nhà sử học có hàm ý nói về sự phục hồi kiến thức về quá khứ trong một khu vực không có lưu trữ bằng văn bản tồn tại, hoặc tại một khu vực mà văn bản của một nền văn hóa không đọc hiểu được. Bằng cách nghiên cứu hội họa, bản vẽ, chạm khắc và các đồ tạo tác khác, một số thông tin có thể được phục hồi ngay cả khi không có văn bản lưu lại. Từ thế kỷ 20, nghiên cứu về tiền sử được coi là cần thiết để tránh sự loại trừ ngầm của lịch sử đối với một số nền văn minh, chẳng hạn như châu Phi Hạ Sahara và châu Mỹ thời tiền Columbus. Các nhà sử học ở phương Tây đã bị chỉ trích vì tập trung quá nhiều vào thế giới phương Tây. Năm 1961, nhà sử học người Anh E. H. Carr đã viết:
Ranh giới phân định giữa thời tiền sử và lịch sử bị vượt qua khi con người không còn sống ở hiện tại và trở nên quan tâm một cách có ý thức cả về quá khứ và tương lai của họ. Lịch sử bắt đầu với việc truyền lại truyền thống; và truyền thống có nghĩa là mang theo những thói quen và bài học của quá khứ vào tương lai. Những ghi chép của quá khứ bắt đầu được lưu giữ vì lợi ích của các thế hệ tương lai.
Định nghĩa này bao gồm trong phạm vi lịch sử, có lợi ích mạnh mẽ của các dân tộc, như người Úc bản địa và người New Zealand Māori trong quá khứ, và các ghi chép bằng miệng được duy trì và truyền lại cho các thế hệ kế tiếp, ngay cả trước khi họ tiếp xúc với nền văn minh châu Âu.
Quốc gia hay dân tộc nào cũng sẽ đều có nguồn gố hình thành hay quá trình lịch sử để tạo ra nó cho thể hệ sau nối tiếp cụ thể khi nói về lịch sử có thê hiểu là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Hay ở phạm vi nhỏ hơn đối với chúng ta mỗi con người, mỗi làng xóm, mỗi dãy phố…cũng đều trải qua những đổi thay theo thời gian mà chủ yếu do con người tạo nên. Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình; biết được tổ tiên, ông cha đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay, từ đó biết quý trọng những gì mình đang có; biết ơn những người đã làm ra nó, cũng như biết mình phải làm gì cho đất nước. Học lịch sử còn để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay.
Ý nghĩa lịch sử là gì?
Ý nghĩa lịch sử là một nhận định mà con người hiện đại đưa ra khi xác định tầm quan trọng của các nhân vật, sự kiện trong quá khứ. Điều đó có nghĩa là, những người khác nhau có thể có những cách nhìn nhận khác nhau về ý nghĩa của sự kiện lịch sử. Họ có thể cho rằng nó quan trọng hoặc không quan trọng. Họ có thể đồng tình hoặc phản đối ý nghĩa của một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử.
Quan điểm của mỗi người về ý nghĩa lịch sử của nhân vật, sự kiện không giống nhau nên tính quan trọng của sự kiện cũng có thể thay đổi. Do đó, một số sự kiện được coi là quan trọng trong một thế kỷ trước nhưng có thể không còn quan trọng đối với chúng ta bây giờ. Ngoài ra, có những điều chúng ta thấy rằng, một hiện tượng lịch sử rất có ý nghĩa đối với ngày nay nhưng hiện tượng đó lại chẳng được ai quan tâm vào thời điểm cách đây vài trăm năm.
Chúng ta lựa chọn các sự kiện “có ý nghĩa quan trọng” như thế nào?
Để quyết định tại sao một nhân vật hoặc một sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng, chúng ta cần dựa vào một số tiêu chí. Dưới đây là bốn tiêu chí phổ biến mà chúng ta có thể sử dụng.
- Tính độc đáo, mới lạ
- Khả năng lan tỏa, áp dụng
- Trí nhớ của người viết
- Tác động
Tính độc đáo, mới lạ
Nếu là một nhân vật thì đó là nhân vật đó có những suy nghĩ, hành động chưa từng có trước đây. Đối với một sự kiện thì đó là một sự kiện khác so với bình thường khiến mọi người phải quan tâm chú ý. Đây thường là cách mà con người từ quá khứ xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của nhân vật và sự kiện ở vào thời của họ sống. Khi một sự kiện hoặc một nhân vật được nhắc đến và ghi chép lại trong lịch sử có nghĩa là đó là những nhân vật quan trọng. Do đó, việc tìm kiếm những điểm độc đáo, mới lạ, về một nhân vật hay, sự kiện, địa điểm hoặc ý tưởng chính là cách để phân tích ý nghĩa lịch sử của nó.
Khả năng áp dụng cho hiện tại
Những sự kiện từ quá khứ đột nhiên có thể được coi là quan trọng và có ý nghĩa bởi vì mọi người nhận ra rằng chúng có giá trị cho cuộc sống con người ở thời điểm hiện tại. Như mọi người thường nói, “lịch sử thường lặp đi lặp lại” điều đó có nghĩa là khi một sự kiện lớn xảy ra trong thời đại của chúng ta, chúng ta hay có thói quen nhìn lại quá khứ để học hỏi những bài học kinh nghiệm. Do đó, có những sự kiện từ lịch sử hiếm khi được thảo luận trước đây đột nhiên trở nên quan trọng bởi vì chúng có thể có giá trị cho ngày hôm nay.
Trí nhớ và việc ghi chép của người viết sử
Mọi thứ thường trở nên quan trọng bởi vì chúng đã được ghi nhớ và ghi chép lại theo thời gian. Trong lịch sử, thông thường một số nhân vật hoặc sự kiện sẽ trở nên quan trọng đơn giản là vì nó được các nhà sử học ghi chép lại. Trong trường hợp này, các nhà sử học thường có xu hướng tập trung vào một khía cạnh cụ thể của nhân vật hoặc sự kiện đó (có thể là tốt hoặc xấu) và thường bỏ qua các khía cạnh khác. Kết quả là, những điều được nói đến trở thành những điều có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử.
Tác động của sự kiện
Cuối cùng, một nhân vật hoặc sự kiện được coi là có ý nghĩa quan trọng bởi vì nó có tác động đến rất nhiều người. Các tác động này có thể là ngay lập tức hoặc kéo dài tới hàng tháng, năm, thập kỷ hoặc thậm chí hàng thế kỷ sau đó. Nếu một nhân vật hoặc một sự kiện càng có tác động đến nhiều người (cả tốt và xấu) thì càng được coi trọng.
Vì sao phải học tập lịch sử suốt đời?
Chúng ta những người đang sóng trong thời đại hoà bình, kinh tế mở rộng, hội nhập quốc tế, lịch sử đôi khi sẽ bị lãng quên, tuy nhiên luôn luôn là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Dân tộc Việt Nam có câu: dân ta phải biết sử ta. Vậy chúng ta phải học lịch sử cả đời là vì:
- Kho tàng tri thức của nhân loại rất phong phú, rộng lớn và đa dạng. Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng ấy.
- Tri thức lịch sử gắn liền với các nguồn sử liệu, các môn khoa học liên ngành, phương pháp nghiên cứu, năng lực nhận thức, bài học kinh nghiệm,….Muốn hiểu đầy đủ về lịch sử là một quá trình lịch sử.
- Trong thời đại ngày nay, những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều, quan điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều chuyển biến mới.
- Học tập, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. Con người có khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng gia tăng của đời sống để nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm đời sống.
- Khoa học lịch sử là một trong những ngành khoa học ra đời sớm của nhân loại và luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, việc nghiên cứu và học tập phải được duy trì thường xuyên, liên tục.
Video về vì sao phải học tập lịch sử suốt đời
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu được vì sao phải học tập lịch sử suốt đời, có thêm nguồn động lực để học tập lịch sử suốt đời. Chúc các bạn thành công!
Giáo dục
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!