Thiên tài Trung Quốc từng từ chối đãi ngộ đặc biệt từ Harvard, nhận

Vi Đông Dịch (sinh năm 1991) từng trở thành hiện tượng mạng nổi tiếng tại Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên tại Trường Đại học Bắc Kinh – ngôi trường danh giá hàng đầu châu Á, chỉ dành cho những sinh viên xuất sắc nhất.

Người phỏng vấn đã thực hiện hỏi đáp ngẫu nhiên với các sinh viên ngay trong khuôn viên trường. Trong số đó, có một cậu thanh niên với vẻ ngoài nhút nhát, ăn mặc rất giản dị.

Khi được hỏi có muốn chia sẻ điều gì với các thí sinh đã đỗ vào trường hay không, anh chỉ nói được vỏn vẹn 3 câu: “Hãy vui lên! Chào mừng đến với Bắc đại (cách gọi tắt tên Trường Đại học Bắc Kinh – PV). Tôi không biết nói gì nữa.”

Sau khi đoạn clip được lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người đã giật mình nhận ra, đây không phải một sinh viên tầm thường mà là một thiên tài toán học với tiểu sử “hàng khủng”, hiện đang là giảng viên tại Đại học Bắc Kinh.

Vi Đông Dịch sinh ra trong một gia đình có bố mẹ đều là giáo viên. Bố của anh là Giáo sư ngành toán, trong khi mẹ là giáo viên tiếng Anh của ĐH Kiến trúc Sơn Đông (Trung Quốc). Anh thừa hưởng trí tuệ của cha nên có khả năng giải toán nhanh đáng kinh ngạc. Ngay từ khi còn đi học, các giáo viên đã công nhận tài năng của Vi Đông Dịch đến nỗi sử dụng thời gian mà anh làm bài để ước lượng độ khó của đề thi.

Trong làng toán học thế giới, cái tên Vi Đông Dịch bắt đầu trở nên nổi tiếng nhờ vào thành tích hai lần giành Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế (IMO) khi còn là học sinh trung học.

Lần đầu tiên tham dự, tuy còn nhiều bỡ ngỡ nhưng Vi Đông Dịch đã đạt Huy chương Vàng với số điểm tuyệt đối. Ở câu hình học phẳng vốn là phần khó nhất trong đề thi, anh dễ dàng giải được bằng phương pháp đại số thông thường.

Trong lần thứ 2 so tài tại IMO, Vi Đông Dịch vẫn đạt thành tích hiển hách là chức vô địch. Bên cạnh đó, anh còn vượt qua huyền thoại Tao Zhexuan – người đã tự học giải tích khi mới 7 tuổi và giành Huy chương Vàng IMO năm 12 tuổi. Trong một vòng thi quyết định, Tao Zhenxuan phải mất đến 7 giờ để tìm ra lời giải, trong khi anh chỉ cần 1 giờ đồng hồ.

Đọc thêm:  Đãi ngộ quốc gia là gì? Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia bao gồm các

Năm 2010, Vi Đông Dịch được tuyển thẳng vào Khoa Toán học của Đại học Bắc Kinh – nơi nổi tiếng với chất lượng hàng đầu quốc gia. Sau đó, thiên tài này tiếp tục gây tiếng vang lớn với biểu hiện xuất sắc trong “Kỳ thi Toán sinh viên Đại học Yau Chengtong” năm 2013.

Đây là cuộc thi Toán học quy mô lớn, được tổ chức thường xuyên tại Trung Quốc, đã thu hút hơn 12.000 sinh viên đại học từ hơn 600 trường đại học ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đài Loan kể từ khi thành lập. Cuộc thi Toán Đại học Yau Chengtong luôn đóng vai trò quan trọng trong việc ươm mầm tài năng toán học Trung Quốc. Thông qua cuộc thi này, nhiều tài năng toán học trẻ được phát hiện và tuyển chọn.

Tại đây, Vi Đông Dịch đã giành được bốn huy chương vàng và một huy chương bạc trong tổng cộng năm môn thi. Đồng thời, anh cũng “ẵm luôn” Giải thưởng cá nhân toàn diện trong Cuộc thi Yau Chengtong năm đó. Có thể nói, anh đã đè bẹp các đối thủ chính của Bắc đại đến từ Đại học Thanh Hoa và Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.

Vi Đông Dịch nhận bằng cử nhân tại Đại học Bắc Kinh năm 2014, bằng tiến sĩ năm 2018, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Toán học Quốc tế Bắc Kinh từ năm 2017 đến năm 2019, và ở lại trường sau tháng 12 năm 2019 với tư cách là trợ lý giáo sư.

Một giáo viên cũ của Vi Đông Dịch tiết lộ, anh từng từ chối lời đề nghị hấp dẫn từ Trường Đại học Harvard khi họ muốn mời anh nhập học bậc tiến sĩ mà không cần tham gia kỳ thi đầu vào.

Biết thiên tài này không giỏi ngoại ngữ, đại diện của Harvard còn hứa sẽ tuyển phiên dịch viên riêng cho anh. Tuy nhiên, Vi Đông Dịch đã từ chối và quyết định ở lại Trung Quốc.

Với thành tích đáng nể như vậy, không ít người đã gọi anh là “Thánh Vi”. Nhưng ngay cả một thiên tài như vậy cũng có những rắc rối của riêng mình.

Đọc thêm:  Mẫu PowerPoint Sinh Hoạt Lớp Ngày 20/10 Chủ đề Mẹ Tuyệt Vời

Hiện nay, Vi Đông Dịch là giảng viên tại Trường Đại học Bắc Kinh. Theo Jiupai News Video, anh từng thừa nhận rằng rắc rối của mình có liên quan đến giảng đường và đến nay vẫn chưa tìm ra giải pháp.

Thiên tài này cho biết: “Số người chọn đăng ký khóa học của anh vốn đã ít, số người kiên trì tới lớp nghe giảng lại càng ít hơn. Lúc đầu, lớp có hơn chục học viên, sau khi nghỉ giữa kỳ thì chỉ còn 5 hoặc 6 người là nhiều.”

Về lý do đằng sau, Vi Đông Dịch tự nhận có thể do bài giảng của mình chưa tốt, lời giảng chưa dễ hiểu, chưa có nhiều tương tác với sinh viên.

Trên thực tế, có hai câu chuyện thú vị về các bài giảng của Vi Đông Dịch được lan truyền trên mạng xã hội như sau.

Câu chuyện thứ nhất:

Nghe nói sinh viên năm nhất vừa khai giảng một thời gian đã gặp thầy Vi đứng lớp giảng bài thay. Kết quả là, buổi học hôm đó, toàn bộ sinh viên đều tự học vì không hiểu anh ấy nói gì.

Sau hôm đó, giảng viên chính trở lại lớp và hỏi: Mọi người đã nắm được kiến thức thầy Vi dạy hôm trước chưa?

Sinh viên trả lời: Hay là thầy nói lại đi ạ?

Giảng viên mỉm cười: Không được, thầy nghe cũng có hiểu đâu.

Câu chuyện thứ hai:

Trong một học kỳ, khi mà “Thánh Vi” làm trợ giảng, giảng viên chính thường nói với các sinh viên rằng: “Nếu có gì không biết, các em cứ hỏi tôi. Nếu tôi không biết thì có thể hỏi thầy Vi. Còn nếu thầy Vi cũng không biết thì chắc chắn là nhầm đề rồi”.

Có thể thấy, tuy rằng “Thánh Vi” có trình độ toán học xuất sắc nhưng anh vẫn rất “khổ tâm” về kỹ năng trong việc giảng dạy.

Đầu năm nay, công việc của Vi Đông Dịch cũng tiếp tục trở thành chủ đề nóng sau khi thu nhập bị tiết lộ. Theo 163, lương 1 năm của anh rơi vào khoảng 600.000 NDT (hơn 2 tỷ VNĐ).

Một số dân mạng phàn nàn mức lương này là quá thấp so với năng lực thực sự của anh. Một ngôi sao cũng có thể kiếm được khoản tiền tương tự sau khi đóng một bộ phim.

Đọc thêm:  Mẫu báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong trường học

Số khác cho rằng, không thể đo lường kiến ​​thức bằng tiền. Ngoài ra, giảng viên còn được hưởng nhiều quyền lợi khác nhau như nghỉ đông và hè, bảo hiểm.

Nổi tiếng với bộ não thiên tài, nhưng Vi Đông Dịch cũng từng bị gọi là “đồ ngốc” do có phong cách giản dị đến kỳ quặc. Thậm chí, anh còn được đặt biệt danh là “giảng viên xấu trai nhất trường”.

“Trong số hàng nghìn sinh viên và giảng viên nhà trường, bạn có thể dễ dàng tìm ra Vi Đông Dịch chỉ với một cái liếc mắt. Anh ấy luôn xách theo một chai nước đầy, to 1,5 lít và bước đi vun vút. Có người hỏi tại sao lại làm vậy, anh ấy nói là để bảo vệ môi trường”, một người quen của anh kể lại.

“Cậu ấy cũng có nhiều thói quen kỳ lạ khác, chẳng hạn như thích kiểm tra đồng hồ điện, nước khi đến chơi nhà. Có lẽ việc này là cách cậu ấy thể hiện sự quan tâm với người khác”.

“Vi Đông Dịch cũng sống rất kỷ luật, luôn đặt ra quy tắc riêng cho bản thân và sẽ không ngừng thực hiện. Cậu ấy có thể giành học bổng tới hơn 100.000 NDT (gần 350 triệu đồng) mỗi năm tuy nhiên chẳng tiêu xài gì. ‘Thánh Vi’ lúc nào cũng giản dị, mộc mạc cả về quần áo lẫn đồ ăn”, người này cho hay.

Mẹ của Vi Đông Dịch cũng từng tiết lộ, chi tiêu hàng tháng của anh không tới 300 NDT/tháng (hơn 1 triệu đồng) dù sống giữa Bắc Kinh.

Một người em họ của Vi Đông Dịch thì cho biết, anh không hề sử dụng bất cứ một trang mạng xã hội nào, cũng không thích trả lời điện thoại hay mở rộng các mối quan hệ.

Mọi người đều cho rằng, tuýp người “thiên tài trăm năm có một” như Vi Đông Dịch thường đắm mình trong thế giới của riêng mình.

“Chúng ta sẽ không bao giờ có được niềm vui của anh ấy. Anh ấy không cần quan tâm đến ý kiến của người khác và không cần cái gọi là EQ” – một cư dân mạng bày tỏ.

*Theo Weihui, Sina, China Daily, SCMP

https://cafef.vn/thien-tai-trung-quoc-tung-tu-choi-dai-ngo-dac-biet-tu-harvard-nhan-luong-2-ty-vnd-nam-ma-van-gay-tranh-cai-vi-qua-it-2022060301003135.chn

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button