Top 50 đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn
Tổng hợp trên 50 đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Top 50 đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn (hay nhất)
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 1
Trong cuộc đời của mỗi người đều có những kỉ niệm đáng trân trọng. Đó là hành trang để chúng ta vững bước vào đời. Và tôi cũng có những kỉ niệm đẹp đẽ như vậy.
Kỉ niệm mà tôi vẫn nhớ đó là buổi khai giảng cuối cùng của năm học cấp một. Một buổi lễ thật ý nghĩa đối với một học sinh. Tôi còn nhớ hôm đó là một ngày cuối thu. Bầu trời trong xanh, cao thẳm. Tôi thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị mọi thứ. Bảy giờ kém mười lăm phút, mẹ đưa tôi đến trường.
Buổi lễ khai giảng bắt đầu vào đúng bảy giờ ba mươi phút. Mở đầu là các tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng. Sau đó là phần diễu hành của các em học sinh lớp một. Khi nhìn thấy khuôn mặt bỡ ngỡ của các em, tôi lại nhớ đến hình ảnh của mình khi mới bước chân vào mái trường Tiểu học thân yêu. Sau khi tiến hành lễ chào cờ, tất cả học sinh được yêu cầu ổn định trật tự để nghe lời phát biểu của cô hiệu trưởng. Giọng cô trầm ấm mà trang nghiêm, khiến cho tôi cảm thấy rất xúc động. Những lời dặn dò của cô hiệu trưởng về một năm học mới bổ ích khiến tôi có thêm động lực để cố gắng. Điều đặc biệt nhất, tôi sẽ thay mặt toàn thể học sinh khối năm bày tỏ cảm xúc, gửi lời tri ân tới các thầy cô. Đây là lần đầu tiên tôi đứng trước một đám đông để phát biểu. Cũng là lần đầu tiên tôi được giao một trọng trách lớn như vậy. Điều đó khiến tôi cảm thấy có chút hồi hộp, lo âu. Nhưng được sự động viên của cô tổng phụ trách, tôi thêm tự tin hơn. Trong bộ đồng phục mới tinh và gọn gàng, tôi đứng trên sân khấu trình bày bài phát biểu. Sau phần phát biểu của tôi, các thầy cô và học sinh toàn trường đã dành tặng cho tôi một tràng pháo tay. Khi trở vào, tôi cũng đã nhận được lời khen của cô tổng phụ trách. Lúc đó, tôi thấy thật tự hào, hạnh phúc.
Buổi lễ kết thúc bằng hồi trống chào mừng năm học mới. Đó là một hồi trống trang nghiêm nhất, vang vọng nhất mà tôi từng nghe. Nó vang lên trong không khí im phăng phắc, nghiêm trang và hồi hộp. Vậy là năm học cuối cùng của tôi dưới mái trường tiểu học thân yêu đã bắt đầu.
Buổi lễ khai giảng kết thúc trong niềm hân hoan của một năm học mới. Khi nhắc về những kỉ niệm ngày khai trường, trong lòng tôi lại nhớ đến những câu văn trong tác phẩm “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh mà tôi đã từng đọc: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”.
Dàn ý Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ: Kỉ niệm là điều vô cùng quý giá trong cuộc sống của con người. Đến bây giờ, em vẫn còn nhớ mãi kỉ niệm về…
2. Thân bài
a. Giới thiệu chung
Hoàn cảnh: Kỉ niệm xảy ra vào thời gian nào? Ở đâu?
b. Diễn biến
Kể lại kỉ niệm theo một trình tự cụ thể (nguyên nhân, diễn biến, kết thúc)
Suy nghĩ, cảm nhận của em về kỉ niệm: Trân trọng, ghi nhớ…
Bài học rút ra cho bản thân.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của kỉ niệm đối với bản thân: Kỉ niệm giúp bản thân trưởng thành hơn, rút ra được thêm những bài học có giá trị.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 2
Mỗi con người sinh ra, theo thời gian mà lớn lên, đều mang trong mình những kỉ niệm. Tôi cũng vậy. Kỉ niệm mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ mãi đó khi mẹ tôi đưa tôi đi thi đầu vào lớp 10. Ngày thường, tôi tự mình đạp xe đi học, tự mình đi thi. Nhưng kì thi vào lớp 10 này có thể xem là một dấu mốc, hết sức quan trọng. Chính vì vậy, tôi muốn có mẹ ở bên, giúp đỡ và động viên tôi. Thế là suốt hai ngày thi, mẹ đã đưa tôi đi thi, đón tôi về nhà và nấu cho tôi những món thật ngon. Cuối cùng, tôi cũng đã vào được trường mà mình mong muốn. Sau này, mỗi khi thấy cảnh các bạn học sinh đi thi, tôi đều nhớ lại kỉ niệm năm xưa của mình.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 3
Mỗi kỉ niệm đẹp đẽ luôn được con người lưu giữ lại. Tôi cũng có rất nhiều kỉ niệm như vậy. Và qua đó, tôi đã học được những bài học quý giá.
Cuối tuần này, trường tôi tổ chức một buổi tham quan cho học sinh khối lớp sáu. Các bạn trong lớp tôi đều tham gia. Chuyến tham quan đến với khu di tích Cổ Loa. Nơi đây gợi cho tôi nhớ đến truyền thuyết về vua An Dương Vương.
Khu di tích Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đúng sau giờ ba phút, chúng tôi phải có mặt ở trường, lên xe và điểm danh. Bảy giờ, xe bắt đầu xuất phát. Trên xe, mọi người cùng trò chuyện rất vui vẻ. Xe đi khoảng một tiếng thì đến nơi. Sau khi xuống xe, chúng tôi tập trung theo từng lớp để đi tham quan. Mỗi lớp sẽ có một anh hoặc chị hướng dẫn viên dẫn đi tham quan.
Trước hết, học sinh toàn khối sẽ đến thắp hương ở đền thờ vua An Dương Vương. Sau đó, các lớp sẽ đến thăm lần lượt các địa điểm như đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), kế tiếp là Am Mị Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mị Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuối cùng là đình Mạch Tràng. Ở mỗi địa điểm, chúng tôi lại được nghe các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu những kiến thức bổ ích.
Đến trưa, chúng tôi sẽ tập trung lại ăn trưa theo lớp rồi được nghỉ ngơi khoảng một tiếng. Buổi chiều, học sinh toàn khối sẽ tập trung lại để tham gia một số hoạt động tập thể. Đầu tiên, chúng tôi được tham gia cuộc thi “Đố vui có thưởng”. Các câu hỏi có liên quan đến khu di tích Cổ Loa mà chúng tôi vừa được tham quan. Rất nhiều bạn đã trả lời đúng và nhận được phần thưởng. Đến câu hỏi cuối cùng là câu hỏi khó nhất, phần thưởng nhận được cũng có giá trị nhất. Một số bạn giơ tay nhưng không trả lời đúng. Cô tổng phụ trách phải đưa ra các gợi ý nhưng vẫn chưa có ai trả lời đúng. Suy nghĩ một lúc, tôi đã đoán ra được đáp án, xung phong trả lời và giành được phần thưởng. Tôi còn nhận được lời khen của cô tổng phụ trách và một tràng pháo tay và ánh mắt ngưỡng mộ các bạn học sinh trong khối. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất khá tự hào.
Sau đó, chúng tôi còn được chơi các trò chơi dân gian như bịt mắt đập niêu, nhảy bao bố… Cuối cùng, chúng tôi còn được xem một tiết mục múa rối nước, và hát quan họ. Chuyến đi tham quan khu di tích lịch sử Cổ Loa đã giúp tôi học hỏi thêm nhiều điều bổ ích.
Một kỉ niệm đẹp đẽ và đáng nhớ. Tôi cũng đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích hơn và thêm yêu quê hương, đất nước của mình.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 4
Trong cuộc đời, kỉ niệm là những điều thật đẹp đẽ và đáng trân trọng. Mỗi người đều có những kỉ niệm đáng nhớ, tôi cũng vậy. Một trong đó đó là kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên.
Tối hôm trước, mẹ giúp tôi chuẩn bị đầy đủ quần áo, sách vở. Sáng hôm sau, tôi thức dậy thật. Đúng bảy giờ, ông nội chở tôi đến trường trên chiếc xe đạp. Cảnh vật hai bên đường đã quen thuộc mà hôm nay sao thật khác. Đường phố có vẻ đông đúc hơn mọi ngày. Rất nhiều bạn học sinh trong bộ quần áo mới. Khuôn mặt của các bạn vừa có chút lo âu, vừa có chút háo hức.
Dù đã đến trường nhận lớp và được làm quen với thầy cô, bạn bè trước đó. Nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng háo hức. Tôi mặc bộ đồng phục mới, đi đôi dép mà mẹ đã tặng cho tôi và cùng ông nội bước vào trường. Cô giáo đã đứng chờ ở đầu hàng của lớp tôi để đón các bạn học sinh. Tôi chào tạm biệt ông và ngồi vào chỗ theo sự sắp xếp của cô. Buổi lễ khai giảng diễn ra thật trịnh trọng với lời phát biểu của thầy hiệu trưởng, lời phát biểu của anh chị học sinh cuối cấp và của một bạn học sinh lớp Một. Cuối buổi lễ, thầy hiệu trưởng đã thay mặt thầy cô đánh tiếng trống khai trường. Khi nghe tiếng trống ấy, tôi cảm thấy bồi hồi và thật xúc động.
Buổi lễ khai giảng kết thúc trong niềm hân hoan của học sinh. Còn tôi cùng các bạn đi theo hàng vào lớp. Buổi học đầu tiên diễn ra với bài tập đọc. Chúng tôi chăm chú lắng nghe tiếng cô giáo giảng bài. Sau đó, cô giáo yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh theo cô. Giọng đọc của cả lớp nghe thật to và rõ ràng. Những tiết học tiếp theo diễn ra cũng rất vui vẻ và thú vị. Tôi còn hăng hái giơ tay phát biểu và được cô giáo khen nữa. Điều đó khiến tôi rất hạnh phúc. Đến chiều về, khi gặp lại ông nội sau một ngày học, tôi hân hoan kể cho ông nghe những câu chuyện ở lớp học. Ông còn khen và thưởng cho tôi một que kem thật to vì sự cố gắng của mình.
Kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên thật đẹp đẽ. Đó là hành trang giúp tôi vững bước trên con đường sắp tới.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 5
Bất kì ai trong chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, với một tuổi thơ đầy ắp biết bao kỉ niệm bên người thân, bạn bè. Em cũng vậy, dường như mỗi ngày, mỗi giờ đối với em đều là những kỉ niệm đáng nhớ. Tuy nhiên kỉ niệm mà em nhớ nhất đến tận bây giờ chính là một lần được cô giáo khen hồi lớp 3.
Hồi đó, em là một cậu bé học rất kém môn Tiếng Việt, đặc biệt là phần tập làm văn. Tính cách ham chơi, năng nổ quá mức khiến em khó mà ngồi yên một chỗ để viết từng câu văn thật nắn nót, truyền cảm được. Thế nên, mỗi tiết làm văn với em thực sự là một cơn ác mộng. Và cô Lan – giáo viên chủ nhiệm của em hồi ấy cũng đưa em vào nhóm những học sinh cần đặc biệt quan tập trong giờ học tiếng việt. Cứ thế, giờ tập làm văn của em cứ trôi qua nặng nề như thế.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào một ngày mùa đông cuối năm, khi cô giáo yêu cầu em viết bài văn tả cảnh khu chợ ngày cuối năm, gần Tết. Lúc đó, em mang theo vở bài tập theo mẹ ra chợ bán hoa, người qua kẻ lại tấp nập, rộn ràng khiến em nhanh chóng quên đi phần bài tập cần làm. Nhưng cuối cùng mẹ vẫn buộc em đối diện với nó. Như thường lệ, em mở cuốn vở tập làm văn ra với một tâm trạng chán chường và mệt mỏi. Mẹ em thấy thế liền bảo rằng:
– Con hãy nhìn xung quanh đi, các cô chú bán hàng, rồi người đi mua, người đi chơi… con thấy như thế nào thì tả giống như vậy, không có khó đâu.
Nghe lời mẹ, em bắt đầu quan sát xung quanh thật kĩ rồi mới viết. Lần đầu tiên, em thấy việc viết văn cũng thú vị đến thế. Em viết liền mạch cả một bài văn thật dài. Em tả những hàng hoa, hàng bánh mứt của các cô, các chú được bày biện xinh đẹp, rực rỡ. Em tả những cô bé, cậu bé lăng xăng chạy theo mẹ rồi ngơ ngác trước khung cảnh lung linh. Em còn tả cả những nụ cười tươi rói của cô bán hoa khi có người mua hàng. Cứ thế, mà cả hai trang giấy phút chốc kín hết cả chữ. Kết thúc bài văn, lòng em vui đến lạ kì. Cả tối hôm ấy, em cứ thao thức mãi, mong thật nhanh đến ngày mai để nộp bài cho cô.
Đến giờ tập làm văn hôm sau, khi đọc đến bài văn của em, cô giáo ngừng lại, lật bìa vở ra xem lại tên rồi mới đọc tiếp. Em nín thở hồi hộp dõi theo từng cử chỉ của cô. Cô nhăn mày, rồi nheo mắt cũng khiến em hồi hộp theo. Và rồi cô cũng đọc xong. Cô giáo chẳng nói gì cả, mà điềm tĩnh đọc tiếp bài làm của các bạn khác trong lớp. Điều đó khiến em vô cùng thất vọng, mà nằm sấp xuống mặt bàn. Một lát sau, cô giáo yêu cầu cả lớp tập trung, cô từ tốn nhận xét những ưu, khuyết điểm của cả lớp trong bài viết lần này. Xong xuôi, tự nhiên cô cầm một cuốn vở ra đứng trước lớp và nói:
– Lần này, cô muốn cả lớp mình cùng dành một tràng vỗ tay cho bạn Trung, vì bạn ấy đã viết rất tốt. Tuy vẫn có một vài lỗi nhỏ, nhưng những gì bạn ấy miêu tả và kể lại vô cùng sinh động và hấp dẫn. Vậy nên cô đã cho bạn Trung một điểm mười. Cả lớp hãy mượn vở và xem bài của Trung để tham khảo nhé.
Nói rồi, cô gọi em lên bục để nhận vở. Trước ánh mắt ngạc nhiên và ngưỡng mộ của các bạn, em tiến lại gần cô. Cô giáo dịu dàng và yêu thương nhìn em nhận lấy vở và trở về chỗ. Lúc ấy, cô giáo rồi đến các bạn lần lượt vỗ tay chúc mừng em. Đó là lần đầu tiên em được điểm mười và được cô khen trong môn làm văn. Niềm hạnh phúc, tự hào ấy không gì có thể diễn tả được. Suốt buổi học hôm ấy, cả người em cứ lâng lâng vì sung sướng, còn hơn cả vì kì nghỉ Tết sắp đến gần.
Từ hôm đó, em thêm yêu và đam mê việc viết văn. mỗi khi cô yêu cầu viết bài, em sẽ tìm hiểu thật kĩ rồi mới viết thật cẩn thận. Bằng tất cả sự nghiêm túc của mình. Nhờ vậy, mà khả năng viết văn của em ngày càng tốt hơn.
Giờ đây, việc viết văn đối với em đã trở thành một môn học hấp dẫn và thú vị. Tất cả chính là nhờ lời khen và điểm mười hào phóng của cô giáo ngày hôm đó. Chính nó đã tiếp thêm cho em sức mạnh, niềm tin để cố gắng hơn. Vì vậy, kỉ niệm ngày hôm đó, em vẫn luôn nhớ mãi đến về sau.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 6
Ngày hôm nay, vì trời mưa to, lại không có áo mưa, nên em đành phải ngồi lại trong lớp học chờ mưa tạnh rồi mới về nhà. Trong lúc cùng lũ bạn ngồi ngắm mưa rơi, em lại chợt nhớ về kỉ niệm dưới mưa của mình vào hơn ba năm về trước.
Hồi đó, em vừa lên lớp 2, đã quen lớp, quen bạn bè rồi nên rất dạn dĩ. Giờ ra chơi nào, em cũng cùng các bạn chạy đi chơi khắp sân trường. Hôm đó, chúng em được nghỉ học sớm không báo trước, nên bố mẹ chưa đến đón kịp. Vì vậy, chúng em đành ngồi lại ở hành lang lớp để chờ người đến đón. Tự nhiên lúc ấy, trời lại đổ mưa rào. Khiến trên sân có đầy những vũng nước to nhỏ. Thế là em cũng các bạn rủ nhau mặc áo mưa rồi ra sân chơi. Dưới cơn mưa chúng em hò reo, rượt đuổi nhau vô cùng vui vẻ. Một lát sau, chúng em rủ nhau thi nhảy qua các vũng nước đọng, xem ai nhảy qua vũng nước to hơn thì sẽ thắng. Trong lúc chơi, vì tính hiếu thắng, em quyết định thử sức với một vũng nước lớn. Và tất nhiên là em không thể nhảy qua được. Em ngã xuống giữa vũng nước, làm nước bắn tung tóe khắp nơi, còn bản thân thì ướt hết cả. Cùng lúc đó, mẹ em đến đón. Thấy em bị ướt hết như vậy, mẹ đã rất tức giận. Về đến nhà, mẹ liền đưa em đi tắm gội thay áo quần khô rồi mới mắng em một trận nên thân. Sau hôm đó, em bị cảm đến gần một tuần mới khỏi. Khiến em từ bỏ hẳn thói nghịch ngợm của mình.
Sau sự kiện lần đó, em trở nên ngoan ngoãn và nghe lời mẹ hơn. Không nghịch ngợm lung tung nữa. Và mỗi khi trời đổ mưa, thì em lại bồi hồi mà nhớ về kỉ niệm ngốc nghếch ấy của mình.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 7
Chuyện là thế này các bạn ạ. Mình nhớ mãi tiết trả bài môn văn hôm ấy, có lẽ đó là giây phút bẽ bàng đau khổ nhất đối với tôi từ trước đến nay. Một điểm 3 to tướng trong bài làm văn của tôi. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về kỉ niệm đáng buồn mà cũng là đáng nhớ nhất của tôi.
Hôm nay cô Hường trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đến chỗ tôi đặt bài của tôi xuống bàn, nét mặt cô có vẻ không vui. Tôi cúi xuống nhìn bài kiểm tra. Trời ơi! một điểm 3 to tướng, tôi choáng váng, tim như ngừng đập, không thể tin nổi nữa. Tôi lắp bắp, không, không thể như vậy được!
Tôi cố lấy bình tĩnh nhìn lại, con số 3 in rõ trong khung điểm màu đỏ rất rõ ràng như trêu ngươi, như giễu cợt tôi. Tô vội vàng gập bài vào, bần thần quay sang nhìn các bạn xung quanh như để tìm một người cùng cảnh với mình. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi buồn của tôi. Chắc các bạn nghĩ rằng tôi cũng như mọi lần thường được điểm 8 điểm 9 vì tôi là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ tôi thấy càng xấu hổ, tôi cúi gầm mặt xuống bàn nhìn bài mình một lần nữa. Dòng chữ cô Hường phê như hiện lên rõ ràng trước mắt tôi: Bài văn lạc đề!
Tôi đọc lại bài thật kĩ và nhận ra là mình đã sai đề thật. Đề bài cô Hường yêu cầu tả một dòng sông vậy mà tôi lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu của mình. Đề bài thì không khó, chỉ tại tôi quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ đến nỗi nhìn gà hóa cuốc và cuối cùng là nhầm đề. Tại sao tôi lại có thể nhầm lẫn một cách ngu ngốc như thế, tôi tự trách mình. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, tôi đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè, quên mất lời cô Hường nhắc nhở: “Các em hãy kiểm tra bài viết trước khi nộp”. Có lẽ quá ỷ vào sức học của mình, quá thỏa mãn trước lời khen của cô giáo và bè bạn nên tôi đã thành một cô bé hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết. Đáng đời cho tôi thật – Tôi tự nhủ.
Đúng lúc ấy, bạn Liên nói thầm bên tai tôi, giọng vui mừng:
– Hương ơi! Hôm nay tớ được 8 điểm nhé! Tớ đã rất cố gắng từ lâu nay. Bây giờ mới thấy kết quả đó. Tớ vui quá. Chắc bố mẹ tớ cũng rất vui cho mà xem. Mà sao trông cậu buồn thế, cậu được mấy vậy?
Nghe Liên nói, tôi lại càng buồn bã và xấu hổ. Liên đang sung sướng với điểm 8 đầu tiên của môn Làm văn. Còn tôi, kẻ vẫn coi điểm 8 là xoàng xĩnh thì hôm nay lại bị điểm 3! Không thể hào diễn tả hết nỗi đau khổ của tôi lúc ấy. Tôi cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng về tôi cái cảm giác đó thật sự khó chịu được
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 8
Năm nay tôi vào lớp sáu, còn bé Nhi thì bước sang lớp bốn. Bố mẹ Nhi cũng đã về sống với nhau sau hơn một năm sống ly thân. Tôi và Nhi tuy chẳng phải họ hàng nhưng thân thiết lắm! Tất cả bắt đầu từ lần ấy…
Năm ấy, tôi học lớp bốn còn bé Nhi học lớp hai. Tội nghiệp bé Nhi! Bố nó ham mê cờ bạc, rượu chè đi suốt từ sáng đến tối mới về lại còn hay đánh vợ chửi con.Mẹ nó không chịu được, quyết định đưa nó về bà ngoại. Nhà bà ngoại nó ở cuối xóm, cạnh nhà tôi. Thế là anh em quen nhau từ đó.
Một buổi chiều hè, tôi rủ bé đi chơi vì biết bé rất buồn. Tôi hỏi:
– Bây giờ em thích cái gì để anh làm cho?
Bé Nhi nói:
– Anh biết không! Ngày xưa em mơ ước nhà em như một con thuyền lớn. Bố là cột buồm vững chãi còn mẹ là khoang thuyền che chở nắng mưa. Con thuyền nhà em sẽ chở những ước mơ của em đến đích. Vậy mà bây giờ nó chẳng bao giờ có thể thực hiện được.
– Đừng buồn em ạ! Hãy cố gắng lên! Nào, đi! Đi với anh! Tôi dắt bé Nhi đi hái những lá tre thật to để gấp thuyền lá thả trôi sông.
Tôi chọn lá to nhất gặp một con thuyền thật đẹp tặng bé Nhi. Nhưng Nhi không giữ được, bé thả ngay xuống nước. Những con thuyền lại không trôi. Nó mắc cạn vào ngay đám rong đang bò lổm ngổm ở giữa dòng. Bé Nhi nói:
– Đấy! Gia đình em bây giờ cũng như con thuyền đó, chẳng thể nào nó đi được, chỉ có thể chìm thôi!
Tôi vừa tiếc, lại vừa thương Nhi, bèn cứ mang cả quần áo lội xuống sông vớt chiếc thuyền lên. Nước đến bụng rồi đến cổ. Bỗng “sụt” chân tôi trượt phải một hố bùn giữa sông ngay lúc tôi vừa với được chiếc thuyền. Tôi cố gắng chới với trong khi một tay vẫn dâng chiếc thuyền lên khỏi mặt nước. Mấy phút sau, tôi bò lên được tới bờ khi bụng đã uống no nước nhưng rất may con thuyền không nát. Bé Nhi mặt tái mét nhưng rất ngoan ngoãn nghe tôi nói:
– Em hãy giữ nó làm kỷ niệm và tin rằng có ngày nó sẽ được bơi thỏa thích trên sông.
Hôm đó, vì sợ mẹ mắng, tôi và bé Nhi ngồi ở bờ sông cho đến khô quần áo mới dám về.
Đêm, tôi bị sốt cao nhưng vẫn giấu chuyện ban chiều không nói. Mẹ thì cứ tưởng tôi dãi nắng nên bị sốt. Cũng may sáng hôm sau, tôi đã đỡ nhiều.
Ngay hôm bố mẹ nó hòa giải và về sống với nhau, nó rủ tôi đem chiếc thuyền ra sông thả. Những chiếc thuyền đã không còn thả được. Thế là anh em tôi mải miết gấp những chiếc thuyền tre khác. Những chiếc thuyền gấp buổi chiều hôm ấy, chiếc nào cũng trôi về tận cuối dòng sông. Điều bí mật giữa tôi và bé Nhi còn đến tận bây giờ. Đó cũng là kỷ niệm sâu sắc nhất tuổi thơ tôi các bạn ạ!.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 9
Suốt bao năm tháng học đường, bên cạnh tôi bao giờ cũng có một hình bóng dõi theo. Chính người là nghị lực cho tôi, là nơi tôi trau dồi những kiến thức. Học giỏi suốt 3 năm liền là một niềm vui sướng nhưng bên cạnh đó vẫn là sự kính trọng, biết ơn vô vàn đối với cô. Chính vì vậy mà mấy năm xa cách tôi vẫn không quên được kỉ niệm ấy với người. Người mẹ thứ 2 của tôi, cô tâm.
Cô tâm là một giáo viên dạy toán của trường tôi. Dù không còn trẻ nhưng cô là người yêu thương học sinh, cô coi học sinh như một phần của mình. Với nhiều kinh nghiệm, căn nhà cô không bao giờ thiếu vắng bóng dáng của những đứa trẻ. Nhà tôi cách nhà cô có mấy bước chân nên từ năm lớp 2 tôi đã học thêm từ đó. Nhờ vậy suốt 3 năm, kiến thức toán của tôi luôn vững chắc. Cô coi tôi như một người cháu, cô luôn tự tin về sức học của tôi. Không phụ lòng cô, môn toán là môn tôi luôn có những số điểm khá cao. Nhưng năm lớp 6 này chính tôi đã khiến cô buồn cũng là nỗi ân hận vô vàn của riêng tôi.
Năm nay là năm tôi bước sang một lớp khác. Với nhiều kiến thức mới mẻ, cô tâm vẫn dạy một cách chu đáo, cẩn thận. Ngày tháng trôi qua, cuối cùng cũng tới thi học kỳ I. Vẫn tự tin như trước, tôi háo hức đến trường và vào phòng thi. Tin tưởng những kiến thức cô ôn luyện, tôi làm gọn mấy câu đầu chỉ sau ít phút. Đến bài cuối cùng thì suy nghĩ mãi vẫn ko ra được đáp án. Năm phút, mười phút, 30 phút. Lục tung những kiến thức trong đầu vẫn ko ra được. Bất ngờ, tiếng trống trường vang lên, tôi cố viết những chữ cuối cùng dù biết kết quả đó ko đúng. Đêm đó, tôi trằn trọc ko ngủ, bao lo lắng về danh hiệu học sinh giỏi cả về cô khiến tôi bồn chồn không yên. Mình đã quá chủ quan ư? Bài thi dễ vậy mà ko ra được, tại sao? Hay là mình đã quá phụ thuộc vào cô, chỉ ôn luyện những gì cô dạy mà không tìm hiểu sâu hơn để ra nông nỗi này? Tôi bật khóc, tự trách chính bản thân mình.
Hôm phát bài, tay tôi run rẩy cầm bài thi lên, với số điểm 7,75 đập vào mắt khiến tôi không tin nổi. Tệ vậy ư! Chỉ có 7.75 sao? Không gian xung quanh tôi như bao trùm một màu đen xám xịt cùng nỗi lo lắng ko nguôi. Với mười mấy môn học, duy nhất môn toán là môn tôi tự tin nhất. Kiểm tra lần nào tôi cũng được 8 trở lên. Lần này lại là con số 7 sao tôi dám nói với cô đây. Bữa tới học thêm, tôi rụt rè không vào lớp, tôi sợ phải thấy tâm trạng cô nghe thấy số điểm của tôi. Có tiếng cô từ gian nhà sau vang lên: Thủy, vào đi em.
Khi tất cả đã đông đủ, công việc đầu tiên của cô là hỏi số điểm của từng em một. Giọng cô vang lên rõ to:
– Trung ,thi được mấy điểm?
– Dạ 10 điểm. Trung tự hào nói to
– Lần lượt đến bạn này đến bạn khác ai cũng có những số điểm khá cao, đến tôi:
– Thủy, mấy điểm em? Cô hỏi, vẫn giọng trìu mến đó
– Dạ 7,75 cô. Giọng tôi nhỏ dần.
Giờ đây tất cả đang dồn mắt về tôi sửng sốt kèm theo là những tiếng xì xào. Còn cô không nói gì nhưng mặt cô bây giờ có cái gì đó thoáng buồn quá thì phải. Mà chắc có lẽ tôi biết, đó là sự thất vọng cô dành cho tôi, chính tôi cũng đã mất đi sự tin tưởng chính bản mình. Ai trên 8 điểm cô sẽ có một món quà nhỏ khích lệ, một phong kẹo sôcôla. Nhìn cô phát kẹo cho các bạn, tôi ao ước sao có được một phong kẹo đó từ tay cô trao cho cô. Hai năm trước, tôi đã từng được cô tặng kẹo nhưng lần này lại không, cảm giác tủi thân như muốn trỗi lên, tôi co lại nơi góc tường. Mười bốn tuổi tôi có thể mua cho mình một phong kẹo như vậy chỉ với 4000 đồng, nhưng bây giờ phong kẹo đó đối với tôi là vô giá. Phong kẹo cô trao không phải là một món quà nhỏ, nó là sự tự hào, tin tưởng, quý mến nơi cô dành cho người nhận. Nhìn phong kẹo tôi khao khát muốn có được nó, càng ao ước muốn có tôi lại càng cố gắng lần thi học kỳ sau. Quả là thế, học kỳ II tôi được 9,25 cùng với danh hiệu học sinh giỏi. Mừng rỡ, tôi chạy ùa tới nhà cô chỉ để khoe số điểm đó. Còn cô, cô đã mừng rơi nước mắt. Qua tôi biết rằng: Cô không cho kẹo không phải vì cô ích kỉ mà là động lực cho mỗi người.
Giờ đây, bước sang lớp 6 tôi không còn được học trong ngôi nhà màu hồng đầy yêu thương của cô nữa. Nhưng mỗi lần đi ngang qua nhà cô, tôi lại ghé mắt nhìn vào. Nhìn những đứa trẻ đàn sau cắp sách vở đến nhà cô, lại được cô kèm cặp, được cô yêu thương và được cô trao những phong kẹo niềm tin đó. Tôi lại càng biết ơn, quý trọng cô hơn.
Các bạn biết ko? Một đồ vật nào đó ta mua bằng tiền, bạn sẽ thấy nó rẻ rúng bình thường. Nhưng nếu nó được ai đó tặng bạn bằng tất cả tình yêu thương, bạn sẽ cảm nhận được nó vô cùng quý giá như phong kẹo nhỏ của tôi vậy. Và chắc hẳn rằng ai trong các bạn cũng có một người lái đò riêng, nhưng bản thân tôi vô cùng may mắn khi có một người lái đò tuyệt vời như vậy. Dù không bao giờ nói thành lời nhưng sâu trong lòng tôi luôn tự nhủ: “Cô ơi ! Em cảm ơn cô nhiều lắm…”
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 10
Trong đời, ai cũng từng có một lần mắc lỗi. Tôi cũng phạm phải một lỗi lầm khiến tôi day dứt mãi với một trong những người bạn thân nhất của mình.
Tôi và Nam là đôi bạn thân từ nhỏ, khi mà hai đứa mới học mầm non. Khi bước vào Tiểu học, tôi là đứa duy nhất trong xóm học ở ngoại thành, còn những bạn khác thì đều học ở trường Tiểu học Ngọc Sơn, trong đó có Nam. Bước vào năm học mới, ai cũng bận rộn hẳn lên, tôi và Nam không còn thời gian mà gặp nhau như hồi mầm non nữa.
Một hôm, cô giáo yêu cầu chúng tôi hãy viết một đoạn văn tả cảnh một bãi biển. Hôm đó, tôi ngồi cắn bút mãi mà chẳng nghĩ ra được câu nào bởi vì từ trước tới giờ, tuy là lớp trưởng nhưng tôi vẫn luôn học kém môn văn cho nên mỗi khi làm bài, tôi lại phải nghĩ nát óc mới “nặn” ra nổi một câu. Ngồi nghĩ cả buổi chiều mà tôi chẳng viết nổi một từ, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi: “Hay là mình nhờ Nam giúp? Văn là môn “tủ” của cậu ấy mà!”. Nghĩ vậy, tôi chạy vụt sang nhà Nam, vừa đến cổng nhà bạn, tôi đang định bấm chuông thì nghe thấy tiếng nói của mẹ Nam:
– Thương đó à? Vào đây chơi đi cháu.
Tôi đẩy nhẹ chiếc cổng bằng sắt, bước vào sân. Đột nhiên, một cái bóng lao tới, tôi định thần nhìn rõ, chú chó Alaska của Nam có tên gọi là Rex, chú chó mà thường cùng chúng tôi tham gia những chuyến thám hiểm hồi trước, chú cọ cái đầu vào chân tôi và dẫn tôi vào nhà. Dù đã lâu tôi không đến nhà bạn chơi nhưng căn nhà trông vẫn vậy. Thấy tôi, mẹ Nam nói:
– Cháu đợi nhé, bạn Nam sẽ xuống ngay.
– Vâng ạ! – Tôi đáp.
Một lát sau, Nam bước xuống. Trông cậu ấy cao hẳn lên khi vào cấp 1. Thấy tôi, Nam như rất bất ngờ:
– Ô, Thương đó à, lâu lắm mới thấy cậu đến chơi. Mình cũng đang định qua nhà cậu. Có chuyện này, mình muốn nói với cậu.
Mải lo cho bài văn, tôi không thực sự chú ý đến câu nói của Nam, chỉ giục cậu ấy:
– Ừ, vào học rồi nên tớ cũng bận. Thôi, có chuyện gì nói sau, giờ cậu giúp mình bài văn này đã, mai mình phải nộp rồi.
Mẹ Nam bước vào với đĩa trái cây trên tay, nói:
– Hai đứa học đi, bác sẽ nói với mẹ Thương để cháu ở lại, nhé!
– Vâng ạ!
Phòng đọc sách của nhà bạn thật là rộng. Đối diện với tủ sách là góc học tập ngăn nắp. Đang nhâm nhi đĩa trái cây ngon tuyệt, tôi chợt nhìn thấy một cuốn sổ màu đen nằm trên mặt bàn. Tò mò, tôi cầm lên. Ngó quanh, Nam đã đi lấy sách vở, tôi bèn mở ra đọc. Khi mở trang đầu tiên, tôi nhìn thấy dòng chữ “ Những tâm sự về cuộc sống của tôi” Là nhật kí của cậu ấy. Tôi cứ phân vân không biết có nên đọc hay không nhưng vì nghĩ rằng chúng tôi là bạn thân mà cậu ấy thì đã đi ra ngoài rồi nên chắc là đọc một chút cũng không sao. Nghĩ vậy, tôi bèn hồi hộp đọc ngay trang thứ hai:
“Ngày 27 tháng 9 năm 2011
Hôm nay thật là trời lại mưa và bố mình đi công tác xa chưa về nên mình không được đi ăn kem, nhưng nếu đi thì chắc chắn mình sẽ rủ Thương -người bạn thân nhất của mình.”
Không hiểu sao, cuốn nhật kí ấy cuốn hút tôi như có một ma thuật vậy, tôi bèn mở trang tiếp theo:
“Ngày 28 tháng 9 năm 2011
Chán thật, hôm nay trời vẫn mưa nhưng điều mà làm cho mình buồn hơn cả là hôm nay bố mẹ lại cãi nhau mà mình lại không biết vì sao, cầu mong mai trời sẽ tạnh mưa và mình sẽ được đi ăn kem.”
Bỗng nhiên, tôi giật bắn mình vì Nam đang đứng ngay trước mặt. Tôi có thể thấy được sự giận dữ trên mặt bạn mình. Cậu ấy hét lên:
Sao cậu lại có thể làm như vậy.
Tôi hoảng sợ, run rẩy đánh rơi luôn cuốn nhật ký trên tay. Luống cuống, tôi chỉ biết lắp bắp:
– Mình… mình…
Rồi hấp tấp rời khỏi nhà cậu ấy. Khi đã về nhà, tôi mới định thần và tự hỏi bản thân rằng vì sao tôi lại không thể kìm nén sự tò mò như vậy? Cả đêm, tôi cứ trằn trọc không ngủ được, những câu hỏi cứ liên tục hiện ra trong tâm trí tôi: “Mình có nên xin lỗi cậu ấy hay không?”, “Nếu mình xin lỗi thì bạn sẽ còn chơi với mình nữa không?”
Hôm sau, tôi đến trường như mọi ngày và nộp bài văn dở tệ mà tối qua tôi đã làm một mình cho cô, nhưng may mắn thay, hôm đó, cô chưa thu bài. Khi tiếng trống vang lên báo hiệu sự kết thúc của một buổi học tôi về nhà mà trong lòng không yên, tôi cứ nghĩ về tối hôm qua, muốn sang nhà xin lỗi Nam. Tuy nhiên, khi bước vào phòng tôi thấy một bức thư. Sau khi đọc xong thư, tôi ngỡ ngàng! Là Nam, cậu viết thư để xin lỗi vì tối qua đã mất bình tĩnh để rồi nặng lời với tôi như vậy và để thông báo rằng sáng nay, gia đình cậu sẽ lên máy bay để sang định cư tại Canada. Hôm qua, cậu ấy định nói cho tôi biết mà chưa kịp. Tôi vội chạy qua nhà Nam nhưng căn nhà đã đóng kín cửa. Ôi, đáng ra tôi mới phải là người xin lỗi vậy mà giờ đây, tôi đã không có cơ hội để gặp lại Nam nữa. Có lẽ cuộc sống của Nam tại nơi ở mới có nhiều bận rộn nên từ đó tới nay, tôi và Nam vẫn chưa liên lạc được với nhau.
Và tôi chỉ ước rằng mình có thể quay ngược thời gian để có thể sửa lại lỗi lầm của tuổi ấu thơ.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 11
Những kỉ niệm đáng nhớ là những sự kiện, sự việc mà chúng ta đã từng trải qua và có những ấn tượng khó quên về nó, những kỉ niệm không nhất thiết phải là những câu chuyện vui, những lời khen ngợi mà đôi khi nó còn là những câu chuyện buồn, những sự cố không may xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Em cũng có những kỉ niệm như thế, đó là một kỉ niệm khi em không may mắn gặp phải sự cố trên đường đi học về. Tuy là câu chuyện không vui nhưng nó đọng lại trong kí ức của em rất nhiều những ấn tượng, có lẽ em sẽ không bao giờ quên.
Cuộc sống không chỉ là những niềm vui, niềm hi vọng mà đôi khi những biến cố, những khó khăn sẽ bất ngờ ập đến mà chúng ta chẳng thể nào lường trước được. Sự cố mà em gặp phải trên đường đi học có lẽ chẳng có gì lớn lao nhưng nó làm cho em thực sự sợ hãi, hoảng loạn khi nó xảy ra. Hôm ấy như bao ngày bình thường khác, em cùng các bạn đến trường bằng xe đạp, chúng em học chiều nên thời gian bắt đầu xuất phát ở nhà là vào tầm trưa. Đây là thời gian mọi người nghỉ ngơi nên đường khá vắng vẻ, bởi vậy mà chúng em thường dàn hàng hai, hàng ba để tiện cho việc nói chuyện, cười đùa.
Chúng em vẫn biết là nguy hiểm nhưng do thói quen nên không đứa nào chịu thay đổi. Nhưng sự cố ngày hôm ấy khiến cho em phải có những suy nghĩ lại, đúng đắn hơn về sự an toàn của bản thân, và hậu quả của việc dàn hàng trên đường. Hôm ấy em và một vài người bạn đi xe và dàn hàng ra như mọi khi, câu chuyện vô cùng vui vẻ khiến cho chúng em mất chủ quan với những thứ xung quanh, đột nhiên có một chiếc xe đạp lao nhanh tới, do không làm chủ được phanh xe nên đã lao ầm một cái vào đuôi xe của em. Do lực đâm quá mạnh nên khiến cho cả người lẫn xe của em lao nhanh xuống một bờ mương cạn bên đường.
Cú lao xe mạnh khiến cho em ngã sõng xoài xuống mặt đất, chân đau ê ẩm, không thể tự nhấc lên được. Xe của em lúc ấy thì cũng bị lực ngã mà vỡ tan tành lồng xe, cặp sách trong lồng bung ra. Lúc lao xe khỏi mặt đường, em đã vô cùng sợ hãi, đây là lần đầu tiên em gặp sự cố và trải qua chuỗi cảm giác kinh khủng như vậy, tuy không bị thương quá nặng nhưng cảm giác sợ hãi lúc ấy khiến cho em thực sự bị ám ảnh, khiến nhiều ngày sau đó em không dám đụng vào xe đạp, đến trường cũng là bố mẹ chở đến.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 12
Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy lưu giữ biết bao kỉ niệm, có những kỉ niệm vui, cũng có những kỉ niệm buồn, nhưng tất cả chúng đều giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Trong những kí ức đẹp đẽ ấy, lần tôi về quê đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên.
Sau một năm học tập vất vả, bố mẹ cho tôi về quê chơi một tuần để thăm ông bà và họ hàng. Nghe được điều ấy tôi đã buồn chán biết nhường nào, tôi liên tưởng đến những ngày hè nhàm chán, nóng nực ở quê nhà mà lòng buồn rười rượi. Nhưng bố mẹ đã quyết định nên tôi chẳng dám phản đối. Ngày bố mẹ đưa tôi ra xe để về quê lòng tôi buồn thắt lại. Chiếc xe chuyển bánh, hình ảnh thành phố tấp nập xa dần, quang cảnh bắt đầu chuyển sang những cánh đồng lúa xanh rì bát ngát, trải dài đến tận chân trời, nhà cửa cũng dần thưa thớt hơn. Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, đi chỉ trong vòng một giờ đồng hồ đã đến nơi. Đến điểm dừng xe, ông bà và các anh em đã chờ sẵn để đón tôi. Mọi người ai cũng hớn hở, vui mừng.
Ông bà đưa tôi về nhà, tôi rửa mặt mũi rồi đứa em tên Hòa kéo tôi sang nhà của em. Em dẫn tôi vào một góc bí mật và lôi ra không biết bao nhiêu là giấy màu, nan tre. Cu cậu bảo biết tôi sẽ về nên để dành những thứ này chờ tôi đến làm sáo diều. Nói xong Hòa cười giòn tan, nụ cười trong trẻo làm tôi thấy thân thiết ngay với Hòa, dù trước đây tôi và em rất ít khi trò chuyện với nhau.
Chỉ một lát sau Hòa đã lôi hết dụng cụ ra giữa sân và em bắt đầu bày cho tôi cách làm diều. Những nan tre được vót sẵn, nhẵn thín, những tấm giấy màu xanh đỏ trông thật sặc sỡ,… Hòa vừa hướng dẫn tôi, vừa làm nhoay nhoáy cái diều của mình vậy mà chẳng mấy chốc diều của em đã hoàn thành. Một chiếc diều lớn với màu đỏ rực làm chủ đạo. Sau một hồi hì hụi, cuối cùng diều của tôi cũng hoàn thành, nó siêu vẹo và có vẻ hơi yếu. Nhưng tôi vẫn rất vui, vì đây là lần đầu tiên tôi tự làm được một món đồ chơi cho riêng mình. Làm xong con diều chúng tôi ra triền đê của làng thả, Hòa thả diều vô cùng điệu nghệ, chẳng mấy chốc diều đã bay lên cao vút, hòa trong tiếng gió là tiếng sáo diều vi vu, nghe thật dịu dàng, êm đềm, thiết tha. Cứ vậy cả buổi chiều chúng tôi chơi đùa với nhau. Hòa đã làm tôi thay đổi hẳn suy nghĩ của mình về kì nghỉ hè nhàm chán ở quê.
Những ngày sau đó, tôi còn được Hòa đưa đi khám phá rất nhiều điều thú vị khác: chăn trâu, bắt cá, bơi sông những niềm vui tuổi thơ mà tôi sẽ chẳng bao giờ có được nếu không có kì nghỉ hè này.
Kết thúc kì nghỉ, tôi lưu luyến chẳng muốn rời xa quê hương, rời xa ông bà và bé Hòa. Kì nghỉ này đã khiến cho tôi thêm yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những kỉ niệm này tôi sẽ mãi khắc ghi trong tim, nó cũng đồng thời là động lực để tôi phấn đấu học tập thật tốt để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 13
Ngày ấy, nhà tôi ở ven một con suối nhỏ nước trong veo, vào những hôm trời nắng đẹp đứng trên bờ suối, tôi có thể nhìn thấu xuống tận dưới đáy, ở đó có những viên sỏi trắng tinh và cả những đàn cá trắng tung tăng bơi lội.
Hàng ngày, tôi cùng lũ bạn lại rủ nhau ra suối, đi men theo mép của con suối bắt ốc, nhặt đá trắng về để chơi đồ hàng. Và vui nhất là vào những ngày hè, chúng tôi thường trốn mẹ ra suối tắm. Thực ra con suối nhỏ nhưng có những đoạn rất sâu có thể ngập đầu người lớn. Và ở trên đó là chiếc cầu của nhà dân bắc qua để lấy lối đi vào nhà.
Như thường lệ, buổi trưa ấy, chờ cho mẹ ngủ say tôi liền chạy sang nhà mấy thằng bạn học cùng lớp rủ chúng ra chỗ cầu nhà ông Quân (chúng tôi thường đặt tên những chiếc cầu bằng chính tên nhà chủ đó). Buổi trưa trời nắng nóng như lửa đốt, được đắm mình trong dòng nước mát thì còn gì bằng. Bởi vậy nên vừa nghe tiếng huýt sáo báo hiệu quen thuộc của tôi, mấy thằng cũng vội vã lách cửa sau, nhanh chóng ra chỗ hẹn.
Vừa ra khỏi nhà, cả lũ chúng tôi chạy thật nhanh vì sợ cha mẹ phát hiện ra, bởi chúng tôi đều biết rằng nếu bị bại lộ chắc chắn đứa nào đứa nấy sẽ no đòn.
Năm phút sau, cây cầu và dòng nước mát đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Tôi có ý kiến hôm nay sẽ không bơi bình thường như mọi khi nữa mà thi nhảy xa, tức là đứng trên cầu nhảy xuống, ai nhảy xa nhất sẽ là người thắng cuộc. Một hồi lâu đã chán, chúng tôi trèo lên một mỏm đá nằm nghỉ ngơi ngắm mây trời. Lúc này Thắng – thằng cha gan lì cóc tía nhất lên tiếng:
– Tớ nghĩ ra trò mới nữa rồi.
– Trò gì vậy?
Cả lũ nhao nhao lên tiếng hỏi.
– Chơi lặn, đứa nào lặn được lâu nhất tuần sau đi học sẽ không phải đeo cặp.
Cả lũ reo hò hưởng ứng nhiệt liệt. Trở lại chỗ chơi cũ, tôi nói:
– Bây giờ sẽ thi lần lượt từng đứa một, những đứa còn lại đứng trên bờ theo dõi bấm giờ.
Và tôi phân công luôn vì Thắng là người đầu têu nên sẽ là người thử sức đầu tiên, cả bọn vỗ tay hưởng ứng. Quả thật trong nhóm Thắng luôn tỏ ra đàn anh hơn cả, hắn không những học giỏi mà mọi trò chơi hắn cũng chẳng bao giờ chịu thua ai.
Thắng chuẩn bị tinh thần xong, tôi hô:
– Một. Hai. Ba. Bắt đầu…
ùm…Thắng đã nhảy khỏi cây cầu mất tăm trong dòng nước. Lũ chúng tôi reo hò tán thưởng và bắt đầu bấm giờ: 1,2, 3, phút trôi qua sang phút qua vẫn chưa thấy Thắng nổi lên. Chúng tôi trầm trồ khen ngợi sự tài ba của Thắng. Sang đến phút thứ 4, tôi bỗng cảm thấy nóng ruột bởi bình thường nhiều lắm thì chỉ đến phút thứ ba là chúng tôi đã chẳng thể nào chịu nổi. Thế mà đến giờ vẫn chưa thấy Thắng, mấy đứa kia cũng bắt đầu lo lắng, chỉ trong nháy mắt chẳng kịp bảo nhau câu nào mấy đứa bơi giỏi liền nhảy xuống, vừa lúc đó chúng tôi đã thấy Thắng trồi lên, khuôn mặt tái nhợt, thở lấy thở để, chúng tôi vội vàng dìu Thắng vào bờ. Người Thắng lúc này đã gần như lả đi. Phải mười phút sau Thắng mới lên tiếng:
– Chỉ cần một tích tắc nữa thôi là tao đi chầu thuỷ thần chúng mày ạ.
– Sao vậy, mọi ngày mày bơi, lặn giỏi lắm cơ mà.
– Ừ, thì tao vẫn tự tin như vậy, nhưng đúng lúc sắp chịu không nổi định trồi lên thì tao bị vướng vào chùm rễ cây mọc lan từ rừng ra cuốn chặt vào chân, tao cứ định trồi lên thì nó lại kéo tao xuống, may quá đúng lúc nghĩ rằng chết thật rồi thì bỗng dưng chân tao lại giật ra được và cố sức ngoi lên.
Nghe tiếng Thắng hổn hển kể, chúng tôi đứa nào đứa nấy đều khiếp sợ. Chờ cho Thắng đỡ mệt chúng tôi mới dám về nhà và câu chuyện này vẫn mãi là bí mật của lũ chúng tôi. Và đó là kỉ niệm sâu sắc nhất mà tôi nhớ mãi đấy các bạn ạ.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 14
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:” Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con”. Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: “Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thấy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn: “Ngọc không mài không sáng, người không học không tài.”
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 15
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, nhóm chúng tôi hẹn nhau đến thăm nhà cô giáo chủ nhiệm cũ đã dạy bọn tôi trong những năm tháng tiểu học. Gặp lại cô, chúng tôi vui mừng vì cô vẫn khỏe và cả cô trò ngồi xuống ôn lại biết bao kỉ niệm xưa. Và kỉ niệm của tôi năm ấy bỗng dưng ùa về. đó là tiết trả bài kiểm tra môn văn tôi nhận 1 điểm 4 to tướng trong bài làm văn của mình, có lẽ đó là cú sốc đầu đời của tôi.
Ngày xưa, tôi học rất giỏi môn văn vì tôi được mẹ tôi- là một giáo viên dạy văn, là người đã truyền đam mê cho tôi môn văn từ nhỏ. Tôi cũng được nhiều giấy khen học sinh giỏi văn cấp trường, cấp huyện của năm lớp 4, lớp 5. Có lẽ vì vậy đến giờ kiểm tra môn văn tôi rất tự tin và không có chút lo lắng gì. Tuy nhiên, có một lần, đó là khi tôi học lớp 5, trong bài kiểm tra làm văn số 2 do tính chủ quan của mình mà tôi đã nhận con 4 bài kiểm tra to tướng cùng những lời phê chê trách của cô trong đó. Hôm đấy, là giờ trả bài kiểm tra văn, khi tôi đang ngồi tại chỗ mình thì thấy cô cầm 1 bài kiểm tra đi xuống về phía tôi, cô đặt bài kiểm tra của tôi xuống bàn, nét mặt cô chùng xuống. Tôi vội vàng cúi xuống nhìn bài kiểm tra của mình. Trời ơi! 4 điểm, tôi choáng váng, tim đập nhanh, thực sự lúc ấy tôi cảm thấy sốc kinh khủng, mắt tôi hơi ngân ngấn nước mắt, tôi không tin nổi mình lại làm bài tệ như vậy. Tôi cố lấy lại bình tĩnh để đọc những lời phê của cô giáo: “Bài làm lệch đề, không đúng trọng tâm”. Lúc ấy, cô mới cất tiếng nói: “Cô thấy em dạo này hơi chểnh mảng việc học đấy nhé, em xem lại bài của mình đi, cô thực sự rất buồn vì em đấy”. Những giọt nước mắt rơi làm tôi nghẹn lại, tôi lắp bắp trả lời cô tiếng “Dạ” mà không thể nói thêm lời nào. Nhìn xung quanh các bạn ai cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi buồn của tôi cả. Chắc mọi người nghĩ tôi cũng được 9 điểm 10 điểm nhưu những bài kiểm tra trước, vì tôi vốn là cây văn của lớp cơ mà. Càng nghĩ tôi càng cảm thấy xấu hổ, tôi chỉ dám cúi gầm mặt xuống bàn. Đến giờ ra chơi, tôi cứ ngồi buồn rầu ở chỗ mà chẳng buồn nói chuyện với ai.
Tôi đọc lại bài mình thật kĩ và nhận ra là mình đã làm lạc đề thật. Đề bài cô yêu cầu kể về quê hương của Bác mà tôi lại đi kể về Bác. Đề bài không khó vì quê tôi ở Nam Đàn, Nghệ An nên tôi đã rất nhiều lần được bố mẹ cho đi thăm quê Bác mỗi dịp về quê chơi, vậy mà chỉ vì chủ quan, đọc vội mà tôi để bài mình điểm thấp như vậy. Tôi cứ tự trách mình, tại sao lại có thể để nhầm lẫn một cách đáng tiếc như thế. Nhớ lại giờ làm bài kiểm tra hôm ấy, tôi là đứa nộp bài đầu tiên của lớp với ánh nhìn thán phục, trầm trồ của bạn bè, lúc lên nộp bài cô giáo còn nhắc nhở tôi: “Còn nhiều thời gian, em hãy kiểm tra kỹ rồi hẵng nộp”. Tôi quá tự tin vào mình mà nộp luôn, không kiểm tra soát lại bài. Có lẽ do quá thỏa mãn trước những lời khen trước của cô và bạn bè đã làm tôi trở nên tự cao, tự đại lúc nào chẳng biết. Đây thực sự là bài học lớn theo tôi suốt cuộc đời này.
Sau đợt ấy, tôi ân hận vô cùng và cảm thấy có lỗi với sự kì vọng của cô giáo và cả bố mẹ tôi nữa. Tôi tự nhủ từ giờ mình phải luôn cẩn thận, không được chủ quan dù đề bài có dễ như thế nào đi nữa. Kể từ đó, không chỉ là mỗi khi làm bài kiểm tra môn văn mà tất cả các môn khác, tôi đều đọc đi đọc lại đề bài thật kĩ rồi mới bắt đầu làm bài và dành thời gian kiểm tra bài trước khi nộp.
Đó là kỉ niệm đáng nhớ nhất của tôi với cô giáo cũ mà đến giờ khi nhắc lại tôi vẫn cảm thấy bối rối vô cùng. Qua câu chuyện của tôi, tôi mong rằng các bạn khi làm việc gì đều phải thật tập trung, không được chủ quan, tự cao, tự đại để tránh những sai lầm hay hối tiếc sau này.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 16
Trong cuộc đời, chắc hẳn ai cũng đã gặp may không nhiều cũng ít, tôi cũng không ngoại lệ. Trong đó, có một lần mà tôi sẽ không thể nào quên. Đó là một lần tôi còn học lớp ba.
Lúc ấy, tôi chỉ là cậu bé tám chín tuổi nên vẫn còn ngây thơ, dại dột. Tôi vẫn còn nhớ rõ ngày hôm đó là ngày thứ sáu, ngày mười ba. Không mê tín nhưng nghe mọi người nói thì đó là ngày xui nhưng lại là ngày may mắn của tôi. Hôm đó, mẹ cho tôi năm chục ngàn để mua sách. Khác mọi lần, lần này tôi chỉ đi có một mình. Vừa bước xuống khỏi thang cuốn, thay vì đi thẳng vào nhà sách tôi bỗng choáng ngợp với thiên đường trò chơi ở bên cạnh. Như một đứa con nít tuổi tôi, trò chơi là thứ hấp dẫn nhất trên đời. Không chần chừ, tôi cứ thẳng tiến đến khu trò chơi.
Một thời gian trôi qua, trời cũng đã tối. Tôi nhận ra là mình vẫn chưa mua sách nên tạm biệt khu trò chơi chạy vội sang nhà sách. A! Cuốn sách cần tìm đây rồi. Tôi háo hức chạy đến cô thu ngân. Chạy vọt lên bác nọ đã chờ xếp hàng tự nãy giờ. Sau khi quét mã vạch, cô thu ngân đọc số tiền. Cả người tôi sững sờ. Lúc đó, tôi nghĩ:’Không! Không phải! Mình chỉ tưởng tượng thôi!”. Lại gần hơn một tí, tôi hỏi lại:”Giá tiền bao nhiêu ạ?”.
Cô thu ngân nói lại giá tiền.
Giá như lúc nãy tôi không phí tiền vào những trò vô bổ ấy thì có hay hơn không. Nhưng hối hận cũng đã muộn, rõ ràng là tôi không thể trả tiền mua sách. Chẳng lẽ, mất cả buổi chiều lại về nhà nói với mẹ là tôi không đủ tiền mua sách? Chứng kiến cảnh tượng đó, người đàn ông lúc nãy thò tay vào túi rút ra tờ 50.000 đồng thả nhẹ xuống đất. Sau đó, bác cúi xuống, nhặt tờ tiền lên, vỗ nhẹ vai tôi và nói: “Cháu ơi, cháu làm rơi tiền!”
Lúc đó, tôi cũng đã hiểu hết mọi chuyện. Thật tình là tôi không ngửa tay xin bố thí,nhưng rõ ràng tôi rất tôn trọng sự giúp đỡ trong tình huống trớ trêu này. Tôi chẳng biết làm gì ngoài việc cảm ơn bác. Tôi thật sự xúc động vì qua cách ăn mặc giản dị của bác, tôi đoán bác không phải là một người giàu có. Quả thật số tiền đó rất cần với tôi vào lúc này.Tôi cầm trân trọng tờ tiền đưa cho cô thu ngân. Cô tính tiền rồi cho sách và hóa đơn vào túi đưa cho tôi. Ra cổng tôi nghĩ rằng nên trả lại tiền thừa cho bác ấy nhưng khi quay lại thì bác ấy đã đi đâu mất. Không phải tiền mình nên tôi đã bỏ số tiền đó vào thùng từ thiện cạnh cửa ra vào.
Sau đó, tôi ra về. Trên đường không thể nào thôi nghĩ về câu chuyện lúc nãy. Vì có cái đầu ham nghĩ nên nhiều câu hỏi xuất hiện trong tôi. Nếu không có số tiền giúp đỡ của bác ấy thì lúc bấy giờ tôi có thể yên tâm rảo bước về nhà không? Kinh tế gia đình bác ấy có khá không?
Dù đã ba năm trôi qua, tôi đã là cậu học trò cấp II nhưng vẫn không thể nào quên được hôm đó. Một kỷ niệm không thể nào quên.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 17
Ngày lạnh giá nhất vào mùa đông năm ngoái là ngày mà em không thể nào quên. Cũng nhờ vào ngày hôm đó mà em biết sống có ích, có ý nghĩa hơn.
Em và Mai sống cùng một xóm từ ngày trước. Vì hay sang chơi nên em cũng biết nhà bạn ấy không được khá giả cho lắm. Mai là một cô bạn rất tốt bụng, bạn ấy đã giúp đỡ em rất nhiều trong học tập. Hai đứa lúc nào cũng bám nhau như sam, không bao giờ cãi vã gì cả.
Em còn nhớ, mùa đông năm ngoái trời rất lạnh, chỉ cần bước ra ngoài sẽ cảm nhận được cái rét cắt da cắt thịt. Chúng em phải mặc thật nhiều áo ấm mới có thể đi tới trường. Đúng vào hôm trời rét nhất, em thấy Mai ngồi run cầm cập, môi nhợt nhạt, chân tay lạnh cóng lại. Khi nhìn lên người bạn em mới thấy bạn ấy chỉ mặc một chiếc áo mỏng bên trong và một chiếc áo len cũ bên ngoài. Thấy vậy, em thương bạn lắm, em đến bên nắm lấy bàn tay lạnh cóng của Mai và hỏi:
– Cậu mặc ít áo thế này lạnh lắm phải không?
Mai cười và đáp lại em:
– Không sao đâu, tớ mặc thế này quen rồi, như thế là đủ ấm rồi!
Trong đầu em lúc đó bỗng nảy ra ý định tặng lại cho Mai chiếc khăn len em đang quàng trên cổ. Chiếc khăn đó mẹ đã mất rất nhiều thời gian để đan tặng em đúng dịp sinh nhật vừa rồi. Em rất quý chiếc khăn đó nhưng vì thương bạn nên em không hề thấy tiếc chút nào. Ban đầu Mai cứ từ chối, em năn nỉ mãi bạn ấy mới chịu nhận lấy. Mai nói cảm ơn em rất nhiều lần. Khi bạn ấy quàng chiếc khăn vào em thấy mặt bạn như đỡ nhợt nhạt hơn, em cũng cảm thấy vui hơn vì đã giúp Mai bớt lạnh.
Trên đường về nhà em lại hơi lo lắng. Em sợ mẹ buồn vì em đã cho bạn món quà sinh nhật mẹ tặng. Vừa về đến cổng đã thấy mẹ đứng đón em, em không biết phải nói với mẹ như thế nào. Thấy em không quàng khăn, mẹ vội hỏi:
– Trời lạnh thế này sao con không quàng khăn vào, nhỡ bị ốm thì sao?
Em ngại ngùng bước đến và nói một cách ấp úng:
– Mẹ ơi, hôm nay con thấy Mai chỉ mặc hai chiếc áo mỏng nên … con đã tặng lại bạn … chiếc khăn của mẹ rồi ạ. Con xin lỗi vì không giữ quà mẹ tặng!
Em cứ nghĩ mẹ sẽ mắng em vì không biết trân trọng quà mẹ tặng, không ngờ mẹ lại ôm em vào lòng và dịu dàng nói:
– Con của mẹ ngoan quá, con lớn thật rồi, đã biết quan tâm đến người khác. Mẹ không trách con đâu.
Lúc đó em thấy nhẹ nhõm và hạnh phúc lắm. Ngày mùa đông giá rét cũng trở nên ấm áp hơn. Kể từ đó em luôn tự nhủ phải biết quan tâm đến bạn bè, đến mọi người xung quanh và làm thật nhiều việc tốt để mẹ vui lòng.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 18
Đang rửa rau, cắm cơm giúp mẹ em chợt nhớ lại ngày đầu tiên làm những công việc. Đó quả là một kỉ niệm đáng nhớ mà em không thể nào quên: lần đầu tiên tự đi chợ nấu cơm.
Em rất thích nấu nướng nhưng từ nhỏ em chưa bao giờ được tự tay vào bếp. Mỗi khi em muốn động vào con dao hay bếp thì mẹ đều ngăn lại vì nói em còn nhỏ, em chưa biết làm sẽ dễ bị thương. Thế nên dù thích đến mấy em cũng chỉ có thể ngồi gọn ở phía bàn ăn chăm chú nhìn từng cử chỉ của mẹ khi nấu ăn. Em ước gì có thể lớn thật nhanh để được nấu những món mình thích.
Đó là chuyện của hai năm trước, hiện tại em đã nấu được khá nhiều món ăn. Việc em bắt đầu được tự nấu ăn là một kỉ niệm thật đáng nhớ. Hôm ấy là một ngày cuối tuần, em được nghỉ ở nhà. Như bình thường cả nhà sẽ cùng nhau ra công viên chơi hay đi xem phim. Nhưng đúng ấy, bố em đi công tác xa, còn mẹ em thì có việc đột xuất cần giải quyết ở cơ quan nên đều đi vắng. Trước khi đi mẹ đã dặn em ở nhà trông nhà cẩn thận, không được tự ý mở cửa cho người lạ, đến buổi trưa mẹ sẽ về. Sau khi mẹ đi em ngồi xem bộ phim hoạt hình yêu thích, rồi lấy truyện tranh ra đọc, lấy bánh ra ăn. Đến buổi trưa, em cảm thấy hơi đói, nhìn vào đồng hồ đã gần đến mười hai giờ. Em thắc mắc không biết mẹ bận gì mà mãi chưa về, em chạy ra gọi một cuộc điện thoại cho mẹ:
– Mẹ ơi, trưa nay mẹ có về nhà không ạ?
– Trên cơ quan có nhiều việc cần giải quyết quá, giờ mẹ vẫn chưa xong, con đói thì lấy tạm bánh ra ăn nhé, lát mẹ về mẹ mua đồ ăn cho sau nhé! – Mẹ nói.
Em đành cúp máy và quay về phòng đọc truyện chờ mẹ về. Bụng tuy đói nhưng em không muốn ăn bánh vì sáng nay em đã ăn bánh này rồi. Trong đầu em chợt nảy ra ý tưởng: “Hay là mình tự nấu ăn nhỉ?”. Nghĩ vậy em chạy ra bếp mở tủ lạnh, nhưng trong tủ chỉ còn vài quả trứng, không còn rau xanh. Em liền chạy vào lấy tiền tiêu vặt của em, cầm chìa khóa ra mở cổng đi mua rau. Em đã ra phía chợ ở đầu ngõ để mua một mớ rau muống. Em thấy ở đấy có dưa chuột nên em đã mua thêm một ít dưa chuột định về vì mẹ rất thích ăn. Vừa đi trên đường em vừa hí hửng, nghĩ thầm trong lòng: “Chắc mẹ sẽ rất ngạc nhiên đây”.
Về đến nhà em bắt đầu căm cơm, nhặt rau muống, em nhớ lại trong đầu cách ngày thường mẹ nấu để làm theo. Em vo gạo nhưng đến lúc đong nước em cũng cho theo cảm tính, không biết như thế nào là vừa. Sau đó em rửa sạch rau để chuẩn bị nấu. Em lấy cái nồi to nhất, đun một nồi nước luộc rau thật to. Đợi mãi nước chưa sôi nên em đã ra gọt dưa chuột. Em thấy mẹ hay dùng con dao gọt mướp để gọt nên em làm theo. Công việc này thật đơn giản. Nước sôi em cho rau muống vào luộc, không hiểu sao em làm như mẹ mà rau muống lại không có màu xanh. Sau đó em đặt chảo lên để ốp trứng, vì cho lửa quá to nên em làm cháy quả đầu tiên, em đành phải bỏ nó đi. Em ốp lại hai quả mới, lần này đã thành công hơn rồi, chỉ bị cháy một chút thôi nhưng trong không được đẹp mắt lắm. Em hì hục làm hơn một tiếng, cuối cùng đã bày xong thành quả của mình lên bàn ăn, chỉ chờ mẹ về thưởng thức thôi.
Một lúc sau, tiếng chuông cửa vang lên, mẹ về, tay xách theo một túi đồ ăn sẵn. Em lon ton chạy ra đón mẹ và dắt mẹ vào ngay trong bếp và khoe ngay:
– Mẹ ơi, con tự nấu cơm chờ mẹ đấy. Mẹ hãy thử tay nghề đầu bếp của con nhé!
Mẹ em vẫn chưa hết ngạc nhiên, đứng nhìn mâm cơm một lúc mẹ mới ngồi xuống. Mẹ gắp từng món để thưởng thức. Mẹ vừa ăn vừa khen em nấu khéo vì những món em nấu không cần cho nhiều gia vị cầu kì. Khi mẹ nhìn lên nồi nước luộc ra muống to trên bếp mẹ chỉ bật cười. Từ sau hôm đó mẹ mới biết em cũng có thể tự nấu ăn nên mẹ bắt đầu dạy em những món đơn giả. Bây giờ em đã nấu được thành thạo khá nhiều món.
Em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm ấy. Em nghĩ cũng cần có những lúc mình quyết tâm làm việc mình yêu thích.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 19
Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy. Giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ khi bước vào lớp 6, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Làm văn.
Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt quyển vở của em xuống bàn, nét mặt có vẻ không vui. Linh tính như mách bảo điều gì, em vội vã lật giở từng trang. Những điểm 8, 9 đỏ chói lần lượt mỉm cười với em – cô học sinh giỏi Văn của lớp. Em lật tiếp. Chao ôi! Em không thể tin vào mắt mình: một điểm 3 to tướng! Choáng váng, em như lịm đi trước sự thật phũ phàng ấy.
Không, không thể như vậy được! Em cố định thần nhìn lại, nhưng còn nghi ngờ gì nữa? Con số 3 in rõ trong khung điểm. Em vội vàng gập vở lại, bần thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gằm mặt xuống. Lần giở lại bài, dòng chữ cô phê hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề!
Em đọc lại đề bài và nhận ra đúng là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố …) gắn với kỉ niệm thời thơ ấu, vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài đó đối với em không khó. Tại em quá chủ quan, chẳng chịu đọc kỹ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè mà quên mất lời cô nhắc nhở: Các em phải xem lại bài thật kỹ trước khi nộp. Có lẽ vì ỷ vào sức học của mình, và thỏa mãn trước lời khen của thầy cô và bè bạn nên em đã thành một cô bé kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết.
Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tai em, giọng mừng rỡ:
– Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm. Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào!
Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xĩnh, hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng: Sao lại thế hả Lan? Cô rất buồn.
Trên đường về, em lo lắng và bối rối. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị 3 điểm Làm văn thì bố mẹ em sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và ước mơ rằng em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học xong bài mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi. Không thể làm bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá. Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà mà đầu óc vẫn mông lung.
Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ, khóc tức tưởi. Không, em không thể lừa dối người mẹ yêu kính của mình.
Tối hôm ấy, em đã xem kĩ lại bài. Điểm 3 nhắc nhở em hãy nhìn lại mình. Em tự nhủ: Nhất định chỉ có một điểm 3 này mà thôi. Em sẽ tiếp tục giành được những điểm 9, điểm 10 và sẽ lại được cha mẹ, thầy cô, bè bạn tin yêu như trước.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 20
Ai cũng đầy ắp những kỉ niệm của một thời thơ ấu. Đặc biệt, những buổi đầu cắp sách đến trường, được gặp gỡ và làm quen với biết bao thầy cô, bạn bè sẽ luôn là những kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên.
Những ngày đầu đi học, tôi luôn được cô giáo khen viết chữ đẹp và đều. Em học rất khá môn tập viết tuy nhiên lại không giỏi môn toán. Đây là môn học mà em sợ nhất. Cô giáo mặc dù đã giảng dạy, hướng dẫn em làm bài rất cẩn thận và tỉ mỉ tuy nhiên do bản thân sợ môn học này nên những lời cô giảng dạy em không hiểu hết. Biết vậy, nên cô đã đổi chỗ cho em ngồi cạnh Hà – một trong những bạn học giỏi toán nhất lớp – để học tập cùng nhau. Cùng nhau làm bài tập nhóm đã giúp cho em tiến bộ hơn rất nhiều. Em đã học được phương pháp học toán của bạn. Thậm chí, trong những bài toán khó, bạn còn hướng dẫn em cách tiếp cận vấn đề và phương pháp giải phù hợp. Từ một học sinh yếu môn toán, em đã bắt đầu có niềm đam mê và yêu thích với môn học này.
Có một lần trong một bài kiểm tra toán, em không làm được bài. Em ngồi loay hoay gần như cả buổi để giải. Hà thấy vậy liền viết viết ra một tờ nháp. Sau đó, bạn vo vo lại rồi nhẹ nhàng đưa cho em. Em cảm thấy rất vui khi được bạn giúp đỡ nhưng đồng thời cũng thấy bứt rứt trong lòng. Rồi em cầm tờ giấy đã vò nhét vào học bàn. Em chợt nhớ lời cô giáo dạy: “Thất bại là mẹ thành công”. Em không muốn bản thân mình cứ mãi yếu kém môn toán. Hà cũng thúc giục em giở tờ giấy ra chép. Nhưng bản thân em kiên quyết từ chối và tiếp tục ngồi suy nghĩ cách làm. Khi chỉ còn khoảng năm phút thì hết giờ làm bài, tự dưng những lời cô giáo giảng như hiện về trong tâm trí em. Một hồi viết nháp các công thức đã học, em chợt phát hiện ra mình đã bỏ quên mất một phép tính. Em vội vàng sửa lại bài làm. Khi trống báo hiệu kết thúc giờ kiểm tra cũng là lúc em hoàn thành bài thi.
Cô giáo trả bài kiểm tra và em được điểm 8 – một kết quả xứng đáng với sự nỗ lực của bản thân, Hà cũng rất vui khi thấy em đã học khá hơn trước. Đến bây giờ mỗi khi nhắc lại, tôi lại thấy hân hoan trong lòng.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 21
Kỉ niệm vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Đối với riêng tôi cũng vậy, những kỉ niệm đó đã trở thành hành trang để bước vào cuộc sống trong tương lai.
Trong cuộc đời, chúng ta chắc hẳn đã không ít lần mắc lỗi. Nhưng nhờ có những lỗi lầm đó mà tôi thêm trưởng thành hơn. Sự việc đó xảy ra khi tôi còn học năm lớp năm. Trong một lần ham chơi, tôi đã trốn học cùng với nhóm bạn ra ngoài chơi điện tử. Nhưng cô giáo chủ nhiệm đã phát hiện ra. Cô đã nhắc nhở chúng tôi trước cả lớp. Cô còn nói rằng sẽ đến gặp phụ huynh để trao đổi vào cuối tuần. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất lo lắng. Bố của tôi rất nghiêm khắc và khó tính.
Cuối tuần, cô đã đến nhà nhưng chỉ có mẹ ở nhà, còn bố tôi đã đi công tác. Cô nói chuyện với mẹ khoảng một tiếng rồi ra về. Tôi ngồi trên phòng mà lòng lo lắng. Sau khi cô ra về, mẹ đã gọi tôi lại để trò chuyện. Trái với thái độ nhẹ nhàng của mẹ, tôi đã tỏ ra khó chịu, còn cãi lại mẹ. Khi nghe những lời tôi nói, mẹ chỉ im lặng. Tôi thấy ánh mắt của mẹ buồn bã.
Hôm sau, tôi đi học về thì nhìn thấy một bức thư trên bàn. Tôi mở thư – một dòng chữ quen thuộc của bố hiện ra. Những lời bố viết khiến tôi cảm thấy vô cùng xúc động. Tôi nhận ra những điều mà mẹ hy sinh cho mình thật lớn lao. Và tôi cảm thấy ân hận vô cùng về những lời nói vô lễ lúc đó.
Buổi tối hôm đó, sau khi ăn cơm xong, tôi đã đề nghị được giúp mẹ rửa bát. Sau đó, khi bố mẹ ngồi xem vô tuyến ở phòng khách. Tôi đã nói lời xin lỗi với bố mẹ. Lúc đầu, bố mẹ rất ngạc nhiên. Nhưng sau đó, tôi cảm nhận được bố mẹ đã rất xúc động. Cả hai cùng nói: “Không sao đâu, con gái yêu của bố mẹ!”. Tôi ôm chầm lấy bố mẹ của mình. Nước mắt rơi lúc này mà không biết.
Quả thật, gia đình luôn yêu thương chúng ta vô điều kiện. Những người thân sẽ bao dung, dạy dỗ cho mỗi người những bài học quý giá. Kỉ niệm này đối với tôi thật ý nghĩa biết bao.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 22
Kỉ niệm là điều vô cùng quý giá trong cuộc sống của con người. Đến bây giờ, em vẫn còn nhớ mãi kỉ niệm về lễ bế giảng cuối cùng dưới mái trường Tiểu học thân yêu.
Buổi sáng hôm đó, em đến trường từ rất sớm. Chào tạm biệt bố, em bước vào trường với một cảm xúc thật đặc biệt. Hôm nay, ngôi trường Tiểu học thân quen trông khác hẳn. Sân trường đã được quét dọn rất sạch sẽ. Những hàng ghế được xếp ngay ngắn. Ở phía trên khu vực sân khấu treo một tấm băng rôn màu xanh. Dòng chữ màu trắng nằm ở chính giữa vô cùng nổi bật “LỄ BẾ GIẢNG NĂM HỌC 20… – 20… ”. Phía bên dưới là tên trường “THCS….”. Hai bên sân khấu cũng được treo những lá cờ đỏ thắm.
Các thầy cô ăn mặc rất trang trọng. Còn học trò như chúng em thì mặc đồng phục. Bảy giờ ba mươi phút, buổi lễ mít tinh bắt đầu. Những tiết mục văn nghệ lần lượt được trình bày. Sau đó, thầy hiệu trưởng thay mặt các thầy cô phát biểu. Từng lời nói của thầy vang vọng khắp sân trường, in sâu vào tâm trí mỗi học trò. Sau lời phát biểu, cô tổng phụ trách chuyển sang phần trao phần thưởng cho học sinh xuất sắc của năm học vừa rồi. Em cảm thấy rất tự hào khi lên nhận phần thưởng, được bắt tay và nhận lời khen từ thầy hiệu trưởng. Lời khen đó khiến em có thêm động lực để cố gắng học tập tốt hơn trong tương lai.
Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan, phấn khởi của thầy và trò. Tạm biệt mái trường tiểu học thân yêu, em sẽ nhớ mãi những kỉ niệm đẹp đẽ bên thầy cô, bạn bè.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 23
Trong cuộc đời, hẳn mỗi người đều đã từng mắc lỗi. Nhưng nhờ những lỗi lầm đó, mà chúng ta trở nên trưởng thành hơn.
Khi còn nhỏ, không ít lần tôi đã khiến mẹ phải lo lắng. Khi tôi bị ốm, mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Hay khi tôi mải chơi quên về nhà, mẹ đã lo lắng đi tìm. Đặc biệt, có một kỉ niệm mà tôi vẫn ấn tượng mãi. Năm học lớp sáu, tôi mải chơi nên rất lười học. Cô giáo chủ nhiệm đã phải gọi điện về cho bố mẹ để trao đổi. Những lúc ấy, mẹ đều nhẹ nhàng khuyên bảo tôi. Tôi chỉ nghe và xin lỗi mẹ, rồi cũng quên ngay sau đó.
Một hôm, sau giờ học, nhóm bạn trong lớp rủ tôi đi chơi. Do mải chơi nên đến khi nhận ra thì cũng đã khoảng chín giờ tối. Tôi cảm thấy khá sợ và nhanh chóng đạp xe trở về nhà. Đến đoạn đường tối, tôi bỗng đâm phải một chiếc xe máy. Tôi bị ngã và cảm thấy chân tay đều rất đau. Sau đó, tôi còn bị ngất đi.
Đến khi tỉnh dậy, tôi đã ở trong bệnh viện và nhìn thấy mẹ ngồi bên. Lúc đó, một cảm giác hối hận dường như bao trùm lấy tôi. Tôi rất muốn cất tiếng xin lỗi mẹ nhưng không dám. Mẹ chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt dịu dàng. Nhưng tôi biết trong lòng mẹ đang rất buồn. Cũng rất may mắn là do người đi xe máy kịp phanh gấp, nên tôi chỉ bị xây xát nhẹ. Chỉ sau hai, ba ngày là có thể ra viện.
Tôi được bố đưa về. Vào nhà, tôi thấy mẹ đang ở trong bếp cặm cụi nấu ăn. Tôi nhẹ nhàng đi vào, toàn những món mà tôi thích đang bày trên bàn ăn. Tôi chạy đến và ôm lấy mẹ, khẽ nói: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ quay lại, mỉm cười nhìn tôi và nói: “Không sao đâu con, chỉ cần con nhận ra lỗi lầm và chịu thay đổi là được!”. Lúc ấy, tôi chợt bật khóc. Tôi biết rằng mình đã khiến cho bố mẹ lo lắng rất nhiều. Kể từ đó trở đi, tôi cố gắng học tập chăm chỉ, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ công việc nhà.
Một kỉ niệm đáng nhớ đã giúp tôi trưởng thành hơn. Từ đó, tôi cũng thêm hiểu bố mẹ, trân trọng gia đình của mình nhiều hơn.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 24
Trong cuộc đời của mỗi người đều có những kỉ niệm đáng trân trọng. Đó là hành trang để chúng ta vững bước vào đời. Và tôi cũng có những kỉ niệm đẹp đẽ như vậy.
Kỉ niệm mà tôi vẫn nhớ đó là buổi khai giảng cuối cùng của năm học cấp một. Một buổi lễ thật ý nghĩa đối với một học sinh. Tôi còn nhớ hôm đó là một ngày cuối thu. Bầu trời trong xanh, cao thẳm. Tôi thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị mọi thứ. Bảy giờ kém mười lăm phút, mẹ đưa tôi đến trường.
Buổi lễ khai giảng bắt đầu vào đúng bảy giờ ba mươi phút. Mở đầu là các tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng. Sau đó là phần diễu hành của các em học sinh lớp một. Khi nhìn thấy khuôn mặt bỡ ngỡ của các em, tôi lại nhớ đến hình ảnh của mình khi mới bước chân vào mái trường Tiểu học thân yêu.
Sau khi tiến hành lễ chào cờ, tất cả học sinh được yêu cầu ổn định trật tự để nghe lời phát biểu của cô hiệu trưởng. Giọng cô trầm ấm mà trang nghiêm, khiến cho tôi cảm thấy rất xúc động. Những lời dặn dò của cô hiệu trưởng về một năm học mới bổ ích khiến tôi có thêm động lực để cố gắng. Điều đặc biệt nhất, tôi sẽ thay mặt toàn thể học sinh khối năm bày tỏ cảm xúc, gửi lời tri ân tới các thầy cô. Đây là lần đầu tiên tôi đứng trước một đám đông để phát biểu. Cũng là lần đầu tiên tôi được giao một trọng trách lớn như vậy. Điều đó khiến tôi cảm thấy có chút hồi hộp, lo âu. Nhưng được sự động viên của cô tổng phụ trách, tôi thêm tự tin hơn. Trong bộ đồng phục mới tinh và gọn gàng, tôi đứng trên sân khấu trình bày bài phát biểu. Sau phần phát biểu của tôi, các thầy cô và học sinh toàn trường đã dành tặng cho tôi một tràng pháo tay. Khi trở vào, tôi cũng đã nhận được lời khen của cô tổng phụ trách. Lúc đó, tôi thấy thật tự hào, hạnh phúc.
Buổi lễ kết thúc bằng hồi trống chào mừng năm học mới. Đó là một hồi trống trang nghiêm nhất, vang vọng nhất mà tôi từng nghe. Nó vang lên trong không khí im phăng phắc, nghiêm trang và hồi hộp. Vậy là năm học cuối cùng của tôi dưới mái trường tiểu học thân yêu đã bắt đầu.
Buổi lễ khai giảng kết thúc trong niềm hân hoan của một năm học mới. Khi nhắc về những kỉ niệm ngày khai trường, trong lòng tôi lại nhớ đến những câu văn trong tác phẩm “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh mà tôi đã từng đọc: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”.
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn – mẫu 25
Mỗi kỉ niệm dù vui hay buồn đều thật đáng trân trọng. Và đối với mỗi học trò, có lẽ những kỉ niệm bên bạn bè, thầy cô và mái trường là đáng nhớ nhất. Đến bây giờ, em vẫn còn nhớ về tiết học đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở.
Buổi học đầu tiên vào thứ hai. Tiết học đầu tiên là Ngữ văn. Khi tiếng trống vang lên, cô giáo nhanh chóng bước vào lớp. Đầu tiên, cô giới thiệu về bản thân. Tên của cô là Nguyễn Thu Hà. Sự thân thiện, nhiệt tình của cô khiến cả lớp đều rất mong đợi, háo hức.
Bài học bắt đầu với lời giới thiệu về môn học. Sau đó, chúng em đã được học văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. Cô Hà cho cả lớp mười lăm phút để đọc toàn bộ văn bản. Sau đó, cô đã tổ chức một trò chơi. Chúng em sẽ phải giải các ô chữ để tìm ra từ khóa. Có tám ô chữ với tám câu hỏi khác nhau. Mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được một chiếc bút bi. Người giải được từ khóa sẽ nhận được một điểm mười vào điểm kiểm tra miệng. Cả lớp tham gia rất nhiệt tình. Cuối cùng, em đã là người giải được từ khóa. Cô giáo đã khen ngợi và tặng em một điểm mười như đã hứa.
Trò chơi kết thúc. Chúng em bắt đầu vào bài học. Những kiến thức về tác giả, tác phẩm được cô giới thiệu một cách ngắn gọn. Sau đó, cô hướng dẫn cách phân tích văn bản theo từng nhân vật. Cuối cùng, cô còn tổng kết lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. Thỉnh thoảng, cô cũng đưa ra những câu hỏi để chúng em có thể trao đổi. Nhiều bạn đã giơ tay phát biểu, được cô khen ngợi. Tiết học diễn ra rất sôi nổi. Chúng em say sưa lắng nghe mà quên mất cả thời gian. Với riêng em, sau tiết học, em đã nắm được toàn bộ kiến thức về văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
Bốn mươi lăm phút trôi qua thật nhanh. Kết thúc giờ học, cô giáo đã dặn dò cả lớp về ôn lại bài học. Tiết học đầu tiên thật vui vẻ, nhưng cũng thật bổ ích. Và kỉ niệm này chính là một nguồn động lực to lớn của em trong những ngày tháng học tập sau này.
Kỉ niệm chính là hành trang bước vào tương lai của mỗi người. Em sẽ trân trọng từng khoảnh khắc dưới mái trường thân yêu, cũng như cố gắng học tập tốt để hoàn thiện bản thân hơn.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:
- Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm thơ hoặc văn xuôi trữ tình.
- Viết đoạn văn trình bày ý kiến về đề bài: Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
- Có người nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.
- Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi.
- Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:
-
Tri thức ngữ văn trang 4
-
Chiếc lá đầu tiên
-
Tây Tiến
-
Dưới bóng Hoàng Lan
-
Nắng mới
-
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
-
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học
-
Nghe và nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó
-
Ôn tập trang 28
Săn SALE shopee tháng 7:
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
- La Roche-Posay mua là có quà:
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!