Đề thi giữa kì 2 Văn 8 – Đề số 1 | Soạn văn 8 chi tiết – Loigiaihay.com
Đề bài
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng phẳng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? ”
(SGK Ngữ văn 8, NXB Giáo dục Việt Nam, tập 2, trang 149)
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản đó được viết theo thể loại nào?
Câu 2. Giải thích nghĩa của các từ: thắng địa, trọng yếu
Câu 3. Xác định kiểu câu phân loại theo mục nói của hai câu văn: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”
II. PHẦN LÀM VĂN
Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận.
Lời giải chi tiết
Phần I
Câu 1
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản đó được viết theo thể loại nào?
Phương pháp: căn cứ bài Chiếu dời đô
Cách giải:
Đoạn văn trên trích từ văn bản: Chiếu dời đô
Tác giả là: Lý Công Uẩn
Văn bản được viết theo thể loại: Chiếu
Câu 2
Giải thích nghĩa của các từ: thắng địa, trọng yếu
Phương pháp: căn cứ bài Chiếu dời đô
Cách giải:
Thắng địa: chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp.
Trọng yếu: Hết sức quan trọng, có tính chất căn bản, mấu chốt.
Câu 3
Xác định kiểu câu phân loại theo mục nói của hai câu văn: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”
Phương pháp: căn cứ bài Hành động nói
Cách giải:
Xác định kiểu câu phân loại theo mục nói
Câu 1: Hành động trình bày
Câu 2: Hành động hỏi
Phần II
Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
* Yêu cầu chung:
– Xác định đúng kiểu bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, cân đối.
– Xác định đúng đề tài nghị luận.
– Trình bày sạch sẽ, mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Giới thiệu chung
Tác giả
– Tên thật là Nguyễn Kim Thành.
– 1920 – 2002
– Quê quán: Thừa Thiên Huế.
– Gia đình: chịu ảnh hưởng từ mẹ.
Thể thơ lục bát -> Gần với văn học dân gian.
->Chất thơ mộc mạc, giản dị.
– Nhà thơ chiến sĩ
->Thơ ca là vũ khí -> tinh thần chiến đấu
– Nhà thơ trữ tình chính trị:
+ Sự kiện lịch sử đi vào thơ ông một cách tự nhiên.
+ Được thể hiện bằng giọng điệu chan chứa tình cảm.
Tác phẩm
– Hoàn cảnh ra đời: 4/1939, đang bị giam tại nhà lao Thừa Phủ, Huế.
– Nội dung: Khát vọng tự do
2. Phân tích, chứng minh
a. Bức tranh thiên nhiên
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
– Cảm nhận bởi một người tù -> cô đơn, dùng thính giác, trí tưởng tượng để cảm nhận vẻ đẹp bên ngoài. Người tù không hề lẻ loi.
– Bức tranh tràn ngập ánh sáng, nét vẽ chi tiết:
+ Tu hú: loài chim đặc trưng cho mùa hè. Hành động “gọi bầy” chứng tỏ chúng không hề lẻ loi, trái lại với người trong tù rất cô đơn.
+ Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần: đều hướng tới mùa thu hoạch.
+ Vườn râm rộn ràng tiếng ve -> âm thanh náo nhiệt.
+ Bắp vàng hạt, sân đầy nắng đào -> sắc màu rực rỡ, tươi sáng.
+ Màu của trời xanh rộng mở, không gian khoáng đạt.
+ Đỉnh điểm của sự khoáng đạt là đôi con diều sáo lộn nhào tự do trong không trung.
ð Tất cả những hình ảnh này đối nghịch với sự cô đơn của người tù.
-Mọi cảnh vật đều ở trạng thái phát triển -> trọn vẹn.
=>Bức tranh ngập tràn âm thanh được cảm nhận bởi một con người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết.
b. Khát vọng tự do mãnh liệt
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ơi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
– Tác giả xuất hiện một cách trực tiếp.
– “Ta nghe” tác giả dùng thính giác để lắng nghe nhịp thở của thời gian.
Vườn râm dậy tiếng ve
-> hè dậy: Trước đó chỉ là nét vẽ còn giờ đây là sự khẳng định không khí ngập tràn sắc hè.
=>Tác động đến cảm xúc của nhà thơ.
-Động từ “đạp tan” thể hiện sự mạnh mẽ cuả tuổi trẻ ->khát vọng vượt thoát khỏi ngục tù.
– Biện pháp nhân hóa -> động lực ở bên trong ngày càng mạnh mẽ.
– Cảm xúc bộc lộ một cách tự phát, rất thật. -> khát vọng tự do.
– Con chim tu hú “cứ kêu” là vô tình nhưng vang vọng trong không gian bài thơ.
3. Tổng kết
Nội dung
– Bức tranh thiên nhiên vào hè Được miêu tả bằng thính giác và trí tưởng tượng của người tù.
->Vừa chi tiết, vừa nhiều cảm xúc
+ Mở ra ánh sáng tươi mới, gợi nhớ, ẩn chứa về tuổi trẻ.
– Bộc lộ trực tiếp tâm trạng, muốn vượt thoát khỏi
Nghệ thuật
– Nhan đề gợi ra thời điểm, từ đó bộc lộ cảm xúc trực tiếp của tác giả.
=> Bài thơ càng lúc càng có thêm sức hút.
– Thể thơ lục bát – quen về hình thức
– lạ về cấu tứ: tả tình, tả cảnh.
– Huy động được nhiều giác quan: thị giác, thính giác, vị giác -> sinh động.
– Sử dụng linh hoạt động từ, tính từ.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!