Wibu và Otaku khác nhau như thế nào? – Kilala.vn

Otaku và Wibu là gì?

Otaku (おたく) được xem như một từ lóng mà người Nhật dùng để chỉ những người có sở thích tới mức ám ảnh và thậm chí là điên cuồng về một cái gì đó. Thông thường, những đam mê này có thể liên quan đến các lĩnh vực như hoạt hình, truyện tranh, trò chơi video,… Các Otaku thường ở nhà, không làm việc và hiếm khi tương tác với mọi người xung quanh.

Tại Nhật Bản, từ “Otaku” mang một ý nghĩa khá tiêu cực, đặc biệt là sau khi tên sát nhân hàng loạt Tsutomu Miyazaki (biệt danh là “Sát nhân Otaku”) bị bắt vào năm 1989, cùng với với một số lượng lớn anime, game và video bạo lực được tìm thấy tại nhà hắn.

Tuy nhiên, bên ngoài phạm vi nước Nhật, ý nghĩa của từ Otaku dường như đã bị biến đổi để chỉ những người cực kỳ yêu thích manga, anime và video game. Phòng của họ có thể chứa đầy đồ chơi và mô hình các nhân vật, giá sách chứa đầy truyện tranh, tủ quần áo chứa đầy quần áo cosplay,…

Tuy nhiên, sở thích này không tác động tiêu cực đến các mối quan hệ xã hội của họ. Nó chỉ thể hiện đam mê, và là một danh xưng đáng tự hào với họ. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta hãy chỉ xét đến định nghĩa Otaku ở những nước bên ngoài Nhật Bản thôi nhé.

Đọc thêm:  Tổng hợp font chữ thư pháp việt hóa đẹp - Aphoto

Mặt khác, Wibu là một thuật ngữ được sinh ra với ý nghĩa tiêu cực, thường dùng để xúc phạm những người nước ngoài bị ám ảnh, phát cuồng quá mức đối với văn hóa Nhật Bản đến độ gây phiền cho người khác. Hầu hết các Wibu đều không tự nhận thức được mức độ cuồng của bản thân. Một biểu hiện khác của Wibu là có mong muốn được trở thành người Nhật. Ngày nay, Wibu còn dùng để ám chỉ những người không hiểu rõ về Nhật hay văn hóa Nhật nhưng lại rất thích ra vẻ, thể hiện.

Bạn có thể đọc thêm nguồn gốc của từ Wibu tại đây.

Otaku và Wibu khác nhau ở điểm nào?

Nếu bạn vẫn còn cảm thấy mông lung về hai khái niệm này thì cũng đừng lo lắng. Dưới đây là những đặc điểm cơ bản giúp bạn có thể phân biệt dễ dàng giữa Otaku và Wibu.

Otaku

– Thể hiện tình yêu với manga – anime ở mức độ vừa phải- Hiểu rằng có những người không thích một vài thể loại manga – anime, hoặc manga – anime nói chung- Có thể bàn luận cởi mở về manga – anime- Không chèn thêm các từ tiếng Nhật khi nói chuyện

Wibu

– Cho rằng manga – anime là số một, xem thường các phương tiện truyền thông nghe nhìn khác, đặc biệt là hoạt hình phương Tây- Luôn tôn sùng và nghĩ Nhật Bản là quốc gia hoàn hảo, là “vùng đất hứa”, và mọi người đều đam mê manga – anime- Mọi hiểu biết về Nhật Bản chỉ giới hạn từ manga – anime, bao gồm cả tiếng Nhật- Thường thêm các từ tiếng Nhật vào trong giao tiếp, chẳng hạn như “desu” ở cuối câu, hoặc nói “kawaii” thay vì “dễ thương”, “neko” thay vì “mèo”,…- Muốn trở thành người Nhật, tự nguyền rủa nguồn gốc của bản thân- Và điều quan trọng nhất: luôn làm phiền người khác vì sở thích của mình

Đọc thêm:  Chức năng của mạch khuếch đại là? - Luật Hoàng Phi

Bạn là Otaku hay Wibu?

Bạn có thể xác định mình là Otaku hay Wibu qua bài trắc nghiệm bên dưới đây. Nhưng hãy nhớ, chỉ để giải trí thôi nhé!

https://uquiz.com/quiz/Nr18o8/otaku-or-weeaboo

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về Otaku và Wibu cũng như sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này. Wibu thường mang ý nghĩa xúc phạm, vì vậy bạn nên cẩn thận khi sử dụng nó để nói về người khác nhé. Mặt khác, “manga – anime fan” mặc dù nghe khá nhàm chán nhưng sẽ là một từ chính xác để miêu tả những fan của manga và anime hơn là Otaku, đặc biệt khi bạn đang ở trên nước Nhật hoặc giao tiếp với người Nhật đấy.

kilala.vn

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button