Đây là thói quen xấu có ảnh hưởng đến cuộc sống mà nhiều người

Đó là sự trì hoãn. Sự trì hoãn chính là hành vi chần chừ thực hiện những việc đã được lên kế hoạch, dù cho nó có thể để lại hậu quả.

Đây là một thói quen xấu khá phổ biến và có hại cho cuộc sống của mỗi người. Kiểu hành vi này thường đi kèm với cảm giác tự trách bản thân, cảm thấy có lỗi, phủ nhận bản thân, và có thể dẫn đến lo âu, trầm cảm hay các bệnh về tâm lý khác nếu tình hình nghiêm trọng.

Những biểu hiện của sự trì hoãn là gì?

Thiếu tự tin: Sự trì hoãn là lý do chính khiến nhiều người không làm việc chăm chỉ. Nhiều người luôn đối mặt với khó khăn này đến khó khăn khác, không thể tránh khỏi những thất bại lớn trong công việc. Những người không đủ tự tin vào bản thân sẽ có tâm lý né tránh, cho rằng mình không đủ năng lực và muốn thoát khỏi chúng khi có sự cố không mong muốn xuất hiện.

Hay viện cớ: Một biểu hiện của sự trì hoãn là bạn đưa ra quá nhiều lý do, viện cớ. Ngay cả khi vấn đề này nằm trong khoảng thời gian tự ước lượng hoàn thành, bạn vẫn tìm đủ mọi cách để trì hoãn.

Khó đưa ra sự lựa chọn: Một biểu hiện của sự trì hoãn là do dự và khó lựa chọn. Ví dụ như: đôi giày đen và trắng nên chọn cái nào, nên đi nhà sách hay đến siêu thị…

Đọc thêm:  Nghị luận 200 chữ về câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người

Chỉ nói mà không làm: Một số người có nhiều tham vọng, đầy ảo tưởng về công việc, kế hoạch làm việc. Họ nói không ngừng nhưng lại không thực hiện.

Lười biếng: Nhiều người luôn cho rằng công việc khó khăn, không thể xử lý và cũng không chủ động giải quyết công việc. Cứ thế họ dần sa sút và luôn thấy khó khăn để làm bất cứ điều gì.

6 bí quyết để khắc phục sự trì hoãn độc hại

Sự trì hoãn cực kì có hại cho con người và phải được khắc phục càng sớm càng tốt. Để vượt qua sự trì hoãn, trước hết hãy phân tích lý do tại sao bạn lại trì hoãn, hiểu rõ những điểm vượt trội của mình, hình thành kế hoạch và thực hiện chúng.

1. Không cần nói nhiều mà cứ hành động thôi. Nói được thì làm được, thế nên cứ tập trung làm những gì mình đã quyết định.

2. Hãy thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của cuộc sống và đừng phàn nàn về người khác hay môi trường xung quanh. Trong trường hợp gặp vấn đề, đừng nghĩ rằng do yếu tố khách quan mà hãy tìm nguyên nhân một cách chủ quan.

3. Thay đổi môi trường, thay đổi lối suy nghĩ đã cũ. Hãy thách thức những lối suy nghĩ đó và bước ra khỏi vòng tròn an toàn, xây dựng cho mình một lối sống hoàn toàn mới. Bạn phải tin tưởng vào sức mạnh của sự thay đổi. Mỗi ngày từng chút một, bản thân bạn sẽ hoàn toàn khá hơn sau một thời gian.

Đọc thêm:  Kiến thức cơ bản bài Đô-xtôi-ép-xki - Xtê-phan Xvai-gơ - Đọc Tài Liệu

4. Đặt mục tiêu thực tế và bớt mơ mộng. Hãy trân trọng thời gian ít ỏi mình có và lập kế hoạch làm việc thật tốt. Đừng để bị cuốn vào những chuyện vụn vặt, những suy nghĩ mông lung khiến bạn không biết lựa chọn như thế nào.

5. Để vượt qua sự trì hoãn, bạn phải vượt qua sự lười biếng về mặt tâm lý. Chính điều này đã thúc đẩy sự trì hoãn phát triển. Do đó trước khi sự lười biếng “hạ gục” mình, bạn phải đánh bại chúng.

6. Tha thứ cho sự không hoàn hảo của bản thân, vượt qua suy nghĩ cầu toàn khi làm mọi việc. Chủ nghĩa hoàn hảo sẽ khiến cho bạn mất đi sự tự tin vào bản thân.

(Nguồn: Zhihu)

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button