Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân dân
Công an nhân dân được biết đến là lực lượng vũ trang có vai trò trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta nhận thấy có rất nhiều chức vụ cũng như vị trí công tác của các chiến sĩ Công an nhân dân trong Bộ máy chính quyền từ các cấp Bộ, ban, ngành khác nhau. Pháp luật cũng đã ban hành một số quy định cụ thể về vấn đề này. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân dân.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Căn cứ pháp lý: Luật Công an nhân dân năm 2018.
1. Quy định về vị trí của công an nhân dân:
Căn cứ theo Điều 3 của Luật Công an nhân dân năm 2018, ta nhận thấy, Công an nhân dân có vị trí cụ thể như sau:
“Điều 3. Vị trí của Công an nhân dân
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.”
Từ quy định được nêu cụ thể bên trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, vị trí của Công an nhân dân là rất quan trọng. Công an nhân dân chính là lực lượng vũ trang nhân dân có vai trò làm nòng cốt trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, Công an nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh để nhằm mục đích có thể phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Luật Công an nhân dân năm 2018 được ban hành đã không đưa ra quy định cụ thể về cơ cấu của Công an nhân dân nhằm mục đích để có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy cho phù hợp. Bởi vì trong giai đoạn hiện nay, thực chất Công an nhân dân không chỉ có lực lượng An ninh nhân dân, Cảnh sát nhân dân và Công an xã mà bao gồm nhiều lực lượng cụ thể có thể kể đến như: An ninh, Cảnh sát, Tình báo, Hậu cần – Kỹ thuật và nhiều lực lượng khác. Cũng chính bởi vì thế, việc không quy định cơ cấu các lực lượng này để nhằm mục đích có thể giúp bảo đảm linh hoạt, thuận lợi cho việc điều động, luân chuyển lãnh đạo, cán bộ giữa các đơn vị với nhau.
2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân dân:
Theo Điều 4 của Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định Công an nhân dân phải tổ chức, hoạt động theo các nguyên tắc cụ thể như sau:
– Thứ nhất, Công an nhân dân sẽ đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
Ta nhận thấy rằng, trong quá trình lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn luôn thể hiện vai trò của mình và xứng đáng là đội tiên phong, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo đối với cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nói chung và Công an nhân dân nói riêng; Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân tập hợp, quy tụ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện lãnh đạo nhân dân bằng phương pháp, cách thức, trình tự được xây dựng dựa trên quy định của Điều lệ Đảng, cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, phù hợp với các quy định cụ thể được nêu trong Hiến pháp, pháp luật.
Hiện nay, trong giai đoạn cách mạng mới, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nói chung và Công an nhân dân nói riêng là yếu tố quyết định để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước ta thực sự là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Từ đó đất nước ta cũng đã thực hiện tốt chức năng đối nội và đối ngoại, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
– Thứ hai, Công an nhân dân được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
– Thứ ba, Công an nhân dân cần phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Hiến pháp chính là một hệ thống cao nhất của pháp luật và quy định cụ thể đối với những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập thủ tục, quyền hạn, trách nhiệm của một chính quyền. Bên cạnh đó thì hiến pháp cũng bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân. Công an nhân dân cần phải tuân thủ theo các quy định trong Hiến pháp.
Pháp luật được hiểu là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và cũng là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Như vậy, Công an nhân dân phải tổ chức, hoạt động theo các nguyên tắc được nêu cụ thể bên trên.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng Công an nhân dân cũng đã chủ động nắm chắc được tình hình, kiên quyết đấu tranh nhằm mục đích có thể ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, giữ vững ổn định chính trị. Lực lượng Công an nhân dân cũng đã chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai thực hiện tốt đối các Nghị quyết của Đảng về công tác công an trong tình hình mới; bên cạnh đó thì cũng đã đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Lực lượng Công an nhân dân cũng đã tham mưu đề xuất và trực tiếp giải quyết nhiều vụ, việc phức tạp liên quan đến vấn đề tôn giáo, dân tộc, an ninh kinh tế, an ninh nông thôn, an ninh văn hóa – tư tưởng; lực lượng Công an nhân dân cũng đã phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nghiệp vụ, bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội trọng đại của đất nước; bên cạnh đó thì cũng cần phải chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, các loại tệ nạn xã hội; lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm giữ vững trật tự, an toàn giao thông, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Trong quá trình chiến đấu, xây dựng và phát triển, lực lượng Công an nhân dân cũng đã luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng đất nước và đã được tôi luyện, thử thách qua khói lửa ác liệt của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và quá trình bảo vệ biên giới của Tổ quốc; lực lượng Công an nhân dân cũng đã từ đó tích lũy, đúc rút và hun đúc được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, thể hiện ngày càng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ và trình độ nghiệp vụ của bản thân trong cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới và trong quá trình hội nhập quốc tế. Với những thành tích vẻ vang và chiến công to lớn, hơn 70 năm qua lực lượng Công an nhân dân cũng đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.
Kế tục và phát huy những truyền thống tốt đẹp, ngày nay lực lượng Công an nhân dân đang ngày càng quyết tâm vượt qua mọi thử thách; lực lượng Công an nhân dân cũng luôn đoàn kết, phấn đấu để có thể khắc phục mọi khó khăn, kiên định với con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, kiên quyết đấu tranh để có thể làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, góp phần cùng với toàn quân, toàn dân ta thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ và các chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
3. Quy định về việc xây dựng Công an nhân dân:
Luật Công an nhân dân năm 2018 đã đưa ra quy định về việc xây dựng Công an nhân dân tại Điều 5 với nội dung cụ thể như sau:
“Điều 5. Xây dựng Công an nhân dân
1. Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng.
2. Cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm tham gia xây dựng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.”
Luật Công an nhân dân năm 2018 được ban hành có những ý nghĩa và vai trò quan trọng tạo cơ sở pháp lý để xây dựng các văn bản pháp luật dưới luật quy định cụ thể về vấn đề này để nhằm mục đích có thể bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và điều kiện ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ cụ thể.
Công an nhân dân ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm xây dựng, củng cố, phát triển các công cụ bạo lực cách mạng để nhằm mục đích có thể trấn áp các thế lực phản cách mạng và tội phạm, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Phát huy truyền thống vẻ vang, và để nhằm có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, cần triển khai đồng bộ, toàn diện các mặt của công tác công an trong phạm vi cả nước, thực hiện nhiệm vụ chính trị mới do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!