Trích đoạn cải lương: Vốn văn hóa quý phục vụ cơ sở – Báo Đồng Nai

Không chỉ tham gia các cuộc thi sân khấu chuyên nghiệp, thời gian qua, Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai (Nhà hát) đã xây dựng hàng chục trích đoạn sân khấu cải lương, tổ chức biểu diễn ở cơ sở, phục vụ nhân dân.

Một cảnh trong trích đoạn cải lương Lang Nha công chúa do Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn. Ảnh: L.Na Một cảnh trong trích đoạn cải lương Lang Nha công chúa do Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn. Ảnh: L.Na

Với lợi thế thời lượng ngắn (15-30 phút), câu chuyện hấp dẫn, các trích đoạn cải lương đã và đang phát huy vẻ đẹp của sân khấu cải lương, khơi dậy và lan tỏa tình yêu nghệ thuật trong cộng đồng.

* Đa dạng đề tài, chủ đề…

Các trích đoạn cải lương do Nhà hát dàn dựng, biểu diễn thời gian qua đa dạng đề tài, chủ đề, từ lịch sử đến xã hội đương đại, gắn với con người và cuộc sống của cộng đồng dân cư. Nhiều trích đoạn được dàn dựng, đầu tư bài bản, từ việc mời các đạo diễn tài năng, nghệ sĩ có thanh, sắc; đầu tư âm thanh ánh sáng, hòa âm phối khí… Chính những yếu tố này đã khiến sân khấu cải lương của Đồng Nai giành được sự quan tâm của khán giả và sự đánh giá cao của các chuyên gia.

Lang Nha công chúa (tác giả và đạo diễn Thanh Lựu) là một trong những trích đoạn cải lương được Nhà hát dàn dựng trong năm 2023. Với thời lượng 15 phút, trích đoạn kể câu chuyện về công chúa Nguyên Ngọc Nghi (nước Đại Ngụy). Vào ngày đại hôn của cô với Cao Tuân, tân lang đã tạo phản. Vì nhẹ dạ cả tin, cô đã che giấu tội ác của Cao Tuân, lấy trộm binh phù, xuất binh, đuổi theo kẻ phản bội, sau đó cô đã bị binh lính của Cao Tuân chà đạp…

Đọc thêm:  Học dãy số la mã từ 1 đến 100 cực đơn giản khi biết đến quy tắc này!

Cùng với biểu diễn các trích đoạn, vở diễn cải lương, hiện Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai đang tích cực live stream nhiều chương trình ca múa nhạc như: Biển đảo yêu thương; Đồng Nai khúc hát tự hào; Quê hương tiếng gọi… Các chương trình được live stream vào lúc 9-10 giờ và 19-20 giờ các ngày cuối tuần.

Quay trở về Đại Ngụy, vua cha chiếu lệnh trị tội công chúa Ngọc Nghi bằng cách ban rượu độc. Trong khi cô bình tĩnh đón nhận lệnh trừng phạt và chuẩn bị cho cái chết thì mẹ cô (hoàng hậu) luôn nhận trách nhiệm không dạy dỗ con nên người về bản thân mình. Để có thể cứu con gái và mong nhà vua thay đổi quyết định, người mẹ đã uống ly rượu độc, lấy tính mạng của mình để đổi lấy sự sống cho con gái.

Vào vai nữ tướng Bùi Thị Xuân vợ của danh tướng Trần Quang Diệu trong trích đoạn cải lương Ngàn thu gương nữ liệt, nghệ sĩ Phương Thảo đã thể hiện câu chuyện với nhiều cung bậc cảm xúc. Trích đoạn lấy bối cảnh lịch sử Việt Nam dưới triều đại Tây Sơn. Bùi Thị Xuân có tài thuần dưỡng và huấn luyện voi chiến nên được giao chỉ huy đội tượng binh. Từ một phụ nữ bình thường, Bùi Thị Xuân trở thành một danh tướng, anh dũng chống cả thù trong lẫn giặc ngoài, một lòng một dạ vì sự nghiệp cứu dân, cứu nước. Bà được Hoàng đế Quang Trung phong là Đô đốc.

Đọc thêm:  Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và ... - Tuyensinh247.com

Trích đoạn cải lương Hòn vọng phu thuộc đề tài tâm lý xã hội do nghệ sĩ Hoài Minh vào vai nhân vật Vịnh. Chỉ với 30 phút, trích đoạn đã chinh phục khán giả bằng câu chuyện cảm động, diễn xuất, biểu cảm và những thông điệp ý nghĩa mang đến cho người xem.

Nghệ sĩ Hoài Minh cho hay: “Mặc dù biểu diễn các trích đoạn ngắn nhưng bản thân anh và các nghệ sĩ của Nhà hát phải rèn luyện thường xuyên mới thành thạo, nắm bắt được tâm lý nhân vật. Mỗi câu chuyện được lý giải một cách khác nhau, mang đến cho khán giả những cung bậc cảm xúc, giá trị nhân văn sâu sắc”.

* Vốn văn hóa quý phục vụ ở cơ sở

Bên cạnh biểu diễn các trích đoạn cải lương: Lang Nha công chúa, Oai hùng sử ca; Ngàn thu gương nữ liệt, Hòn vọng phu, Quỷ vương, Tiếng thét nơi pháp trường, Khí tiết Trần Bình Trọng…, Nhà hát đang công diễn trực tuyến nhiều vở cải lương như: Sáng mãi ánh hoa đăng, Thánh Chân công chúa, Vực sâu cạm bẫy… phục vụ các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh. Trong đó, Nhà hát chú trọng các điểm đến như: vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xã nông thôn mới; khu tái định cư ở H.Long Thành.

Anh Phan Minh Tùng, một khán giả ở TT.Long Thành (H.Long Thành) chia sẻ: “Tôi thích những trích đoạn cải lương bởi sự ngắn gọn nhưng vẫn chuyển tải đầy đủ được câu chuyện, tính triết lý sâu sắc. Khi xem, không có cảm giác “kịch” hay diễn viên “lên gân” mà ca, diễn rất ngọt ngào, hấp dẫn và lôi cuốn. Tôi hy vọng sẽ có nhiều hơn trích đoạn cải lương biểu diễn ở cơ sở, để người dân yêu mến cải lương được thưởng thức”.

Đọc thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

NSƯT Quế Anh, Giám đốc Nhà hát cho biết: “Cùng với các chương trình ca múa nhạc, hàng năm Nhà hát đều chủ động xây dựng các trích đoạn, vở diễn cải lương. So với vở diễn, các trích đoạn với thời gian ngắn, cảnh trí đơn giản, phù hợp cho việc công diễn trực tiếp ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người xem. Các trích đoạn, vở diễn cải lương được xem là vốn văn hóa quý, không chỉ góp phần định hướng thẩm mỹ mà còn mang tính giáo dục cao”.

Không chỉ phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhân dân mà nhiều trích đoạn, vở diễn cải lương của Nhà hát thời gian qua còn tham gia các liên hoan, hội thi, hội diễn khu vực và toàn quốc, đoạt nhiều giải cao. Đặc biệt, Nhà hát đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, tổ chức hàng trăm buổi livestream trên trang Facebook của Nhà hát, giúp khán giả dễ dàng tiếp cận, thưởng thức bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Qua đó, lan tỏa nghệ thuật truyền thống của Đồng Nai đến với công chúng gần xa.

Ly Na

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button