Trình bày ý kiến của anh/chị về hành động cho Trọng Thuỷ xem Nỏ

Đề bài: Trình bày ý kiến của anh/chị về hành động cho Trọng Thuỷ xem Nỏ thần của Mị Châu

trinh bay y kien cua anh chi ve hanh dong cho trong thuy xem no than cua mi chau

Phần 1: Dàn ý trình bày ý kiến của anh/chị về hành động cho Trọng Thuỷ xem Nỏ thần của Mị Châu

Phần 2: Bài văn mẫu Trình bày ý kiến của anh/chị về hành động cho Trọng Thuỷ xem Nỏ thần của Mị Châu

Bài làm:

Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy chứa đựng nhiều chi tiết sâu sắc, cảm động nhưng cũng gây nhiều tranh cãi. Một trong số đó là chi tiết cho Trọng Thủy xem Nỏ thần của Mị Châu. Bàn về vấn đề này, có hai cách đánh giá: Có ý kiến cho rằng “Mị Châu làm như vậy chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối với đất nước”. Ý kiến khác lại khẳng định “Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lý”.

Mị Châu và Trọng Thủy là cặp uyên ương trời sinh vừa đẹp đôi lại có một cuộc sống gia đình hòa thuận hạnh phúc. Tuy nhiên sự đời ngang trái đã đẩy đôi trai tài gái sắc đến đỉnh điểm của mâu thuẫn và hận thù. Và châm ngòi cho mâu thuẫn ấy trỗi dậy chính là hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần của Mị Châu. Hai ý kiến bàn về hành động ấy đều có phần đúng đắn nhưng vẫn chưa hoàn toàn hợp lý và thuyết phục. Bởi trong hành động của Mị Châu còn có rất nhiều uẩn khúc và sự tình phải đi sâu khai thác và tìm hiểu ta mới có thể cảm nhận hết được.

Đọc thêm:  Dàn ý Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay nhất (10 mẫu)

Vì nghe theo sự sắp xếp của vua cha nên Mị Châu đồng ý lấy Trọng Thủy làm chồng dù trước đó nàng không hề biết chàng là ai. Nghĩa là trước đó giữa hai người họ chưa hề gặp nhau và cũng chưa hề nảy sinh tình cảm. Có thể gọi Mị Châu là cô công chúa ngây thơ khi tin tưởng hoàn toàn vào sự sắp xếp của vua cha mà không hề nghi ngờ hay đề phòng gì đến Trọng Thủy – con trai của kẻ thù trước kia đã xâm lược đất nước. Tuy vậy, sau khi kết hôn và trở thành vợ chồng, Mị Châu nảy sinh tình cảm với Trọng Thủy. Đó không chỉ là tình yêu mà cao hơn đó còn là nghĩa vợ chồng. Trong một cuộc hôn nhân hạnh phúc cần có sự vun đắp của cả hai người, điều đó có nghĩa rằng hai người phải chia sẻ cho nhau những điều cần thiết và cảm thông, thấu hiểu cho nhau. Bởi vậy hành động cho Trọng Thủy xem Nỏ thần của Mị Châu hoàn toàn là lẽ dễ hiểu vì nó thuận theo tình cảm vợ chồng. Bản chất của người phụ nữ là yếu đuối và mong manh, bởi vậy họ luôn có xu hướng được san sẻ với người mà mình yêu thương. Như vậy, hành động đó hoàn toàn thuận theo lẽ tự nhiên.

Hành động của Mị Châu hợp tình nhưng lại không hợp lý bởi nàng đã quên mất bổn phận của mình đối với đất nước. Bên cạnh là một người phụ nữ bình thường thì Mị Châu lại mang trong mình trọng trách của một nàng công chúa. Bởi vậy, trong Mị Châu luôn song hành hai con người: Con người cá nhân và con người bổn phận. Tuy vậy, vì là một nàng công chúa ngây thơ nên Mị Châu không ý thức được điều đó. Trong phút giây mê đắm của tình yêu và tin vào những lời đường mật của Trọng Thủy, nàng đã mù quáng quên mất trách nhiệm của mình dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Mặc dù hành động cho Trọng Thủy xem Nỏ thần của Mị Châu là cực kì đáng trách thế nhưng đó không phải là một hành động cố ý. Hay nói cách khác, nếu nàng biết được sự thật đằng sau âm mưu ấy là gì, chắc hẳn, nàng sẽ nhất quyết không cho chồng mình có được Nỏ thần.

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 7: Chứng minh câu Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng

Thật ra, Mị Châu là một cô công chúa đáng thương hơn là đáng trách. Nàng hoàn toàn không có ý đồ xấu xa phản bội đất nước và nhân dân. Nàng chỉ hành động theo trái tim và bản năng của mình mà thiếu đi tiếng nói của lý trí. Mị Châu đã yêu Trọng Thủy bằng toàn bộ trái tim của mình và tin tưởng chàng sẽ đi cùng mình đến đầu bạc răng long. Mị Châu đáng thương đã yêu chồng mình đến những giây phút cuối cùng ể rồi cuối cùng, điều nàng nhận được là sự phản bội. Sự phản bội của Trọng Thủy như một nhát dao đâm thẳng vào trái tim ngây thơ của nàng khiến nó tan nát, vỡ vụn.

Tuy hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần của Mị Châu có nhiều ý kiến trái chiều nhưng theo ngụ ý của dân gian, đến cuối truyện, nhân dân đã tha thứ cho nàng bằng chi tiết ngọc trai – giếng nước. Khi xây dựng cốt truyện, dân gian chỉ muốn nhấn mạnh sự ngây thơ, dại dột của Mị Châu mà không cố tình lên án hay phê phán hành động của nàng. Chính vì vậy mà câu chuyện dù đã qua ngàn năm nhưng vẫn đọng lại trong lòng độc giả những ý vị chua xót, đau thương. Và đâu đó vang lên câu thơ của Tố Hữu:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị ChâuTrái tim lầm chỗ để trên đầuNỏ thần sơ ý trao tay giặcNên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.”

Đọc thêm:  Phân tích đoạn kết Hồn Trương Ba, da hàng thịt (6 Mẫu) - Văn 12

https://thuthuat.taimienphi.vn/trinh-bay-y-kien-cua-anh-chi-ve-hanh-dong-cho-trong-thuy-xem-no-than-cua-mi-chau-47948n.aspx

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button