Ý nghĩa nhan đề bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh – Thủ thuật

Đề bài: Phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.

y nghia nhan de bai tho song

Bài văn mẫu Ý nghĩa nhan đề bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

HOT Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Ngữ văn lớp 12

I. Dàn ý Ý nghĩa nhan đề Sóng:

a, Mở đoạn: Giới thiệu tác phẩm và nhan đề “Sóng”.

b, Thân đoạn: – Hình tượng “sóng”:+ Là một hiện tượng tự nhiên.+ Là hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng của người con gái trong tình yêu.+ Vừa tách rời, vừa đồng nhất với “em”.- Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “sóng”:+ Thể hiện những cung bậc cảm xúc trong trái tim đầy yêu thương của người con gái.+ Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn tinh tế cùng khát khao tình yêu mãnh liệt.

c, Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị mà nhan đề “Sóng” đem đến cho tác phẩm.

II. Đoạn văn mẫu

1. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Sóng, Văn mẫu 12 – mẫu số 1:

“Sóng” của Xuân Quỳnh là một trong những tác phẩm có nhan đề vô cùng ấn tượng. Sóng vốn là một hiện tượng tự nhiên, nay lại được nữ sĩ dùng để ẩn dụ cho cảm xúc, tâm trạng của người con gái trong tình yêu. Ở bài thơ, ta được thấy hai hình ảnh “sóng” và “em” lúc thì tách rời, phản chiếu lẫn nhau, lúc lại hòa quyện, cộng hưởng cùng nhau. Cứ như vậy, “sóng” được sử dụng như một phương tiện, một biểu tượng của những cung bậc cảm xúc trong tình yêu. Nó vừa thể hiện được vẻ đẹp cùng sự tinh tế của tâm hồn của người con gái, vừa mang đến những khát khao, ước mơ nồng hậu về một tình yêu bất diệt. Qua nhan đề, độc giả cũng phần nào cảm nhận sâu sắc hơn những nét tài hoa của ngòi bút Xuân Quỳnh.

Đọc thêm:  Dàn ý nghị luận về hoạt động giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ nhỡ

2. Trình bày ý nghĩa nhan đề bài thơ Sóng – mẫu số 2:

Với nhan đề “Sóng”, tác phẩm của nữ sĩ Xuân Quỳnh đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. Mượn hình tượng thiên nhiên, tác giả không ngần ngại bộc bạch nỗi lòng, khát khao của một người con gái trong tình yêu. Những trạng thái “dữ dội”, “dịu êm” của con sóng ngoài khơi cũng chính là từng cung bậc cảm xúc đang trào dâng nơi trái tim thiếu nữ. Hai hình ảnh “sóng” và “em” cứ hợp rồi lại tách, vừa soi chiếu, vừa nâng đỡ, đan cài với nhau. “Sóng” chính là phép ẩn dụ được nữ sĩ tinh tế đưa vào tác phẩm, giúp thể hiện được triệt để nỗi lòng người con gái khi đang yêu. Đồng thời, bày tỏ khát khao cháy bỏng về một tình yêu thủy chung, bất diệt. Nhan đề chỉ duy nhất một chữ nhưng đã khơi gợi lên bao suy tư, trăn trở của tác giả. Từ đó, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

3. Trình bày ý nghĩa nhan đề bài thơ Sóng – mẫu số 3:

– “Sóng” và “em” là “em” và “sóng”. Hai hình tượng tuy hai mà một, có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau,có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng. Hai hình tượng ấy đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng.

Đọc thêm:  Sinh hoạt dưới cờ - 123doc

– Tác giả mượn hình ảnh “sóng” để thể hiện những cảm xúc, cung bậc tình cảm của trái tim khao khát yêu thương. Nổi bật trong bài thơ là vẻ đẹp tâm hồn thiết tha nồng hậu và niềm khao khát của người phụ nữ về một tình yêu thủy chung, bất diệt.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/y-nghia-nhan-de-bai-tho-song-42364n.aspx Chỉ với nhan đề “Sóng”, Xuân Quỳnh đã gợi được biết bao cảm xúc, suy tư trong lòng độc giả. Đồng thời, thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của chính mình. “Sóng” là những cung bậc cảm xúc, là vẻ đẹp tâm hồn của người con gái khi yêu. Bên cạnh Ý nghĩa nhan đề bài thơ Sóng, các em có thể khám phá cặp hình tượng sóng- em, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh, Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài Sóng của Xuân Quỳnh, Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, Cảm nhận bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button