Ý nghĩa nhan đề bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão – Đọc Tài Liệu
Ý nghĩa nhan đề bài Tỏ lòng của nhà thơ Phạm Ngũ Lão như một lời thổ lộ, khát vọng chiến công của người anh hùng. Qua đó thấy được vẻ đẹp của con người và sức mạnh thời đại của một trang lịch sử của dân tộc
–
Ý nghĩa nhan đề của bài thơ Tỏ lòng
– “Thuật hoài” (thuật: kể lại, bày tỏ; hoài: nỗi lòng) được hiểu là sự thổ lộ khát khao, mong muốn, bày tỏ hoài bão lớn lao và quan điểm riêng của tác giả – một dũng tướng tuổi trẻ tài cao. (Phạm Ngũ Lão sáng tác bài thơ trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần II giai đoạn 1284-1285, nhà thơ khoảng 30 tuổi).
– Thuật hoài là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, chia thành hai phần khá rõ: ở hai câu đầu là hình tượng con người và hình tượng quân đội thời Trần, hai câu sau là “nỗi lòng” của tác gia.
– Trước hết là nhan đề bài thơ: Thuật hoài, theo từ điển Từ Hải, thuật là “bày ra, bày tỏ”, hoài, có rất nhiều nghĩa như “nhớ nhung, lo nghĩ, buồn thương, ôm ấp…”. Thuật hoài được dịch là “Tỏ lòng” như trước đây là tạm ổn, cách dịch này phản ánh được tương đối nghĩa gốc của từ, nhưng chúng ta cần thuyết minh thêm ý nghĩa sâu xa, ẩn hàm giúp giáo viên và học sinh có thể tiếp cận thi phẩm tiêu biểu này tốt hơn. Thuật hoài là sự giãi bày những tâm sự, nghĩ suy, hoài bão to lớn của một võ tướng trước thời cuộc.
– Thứ hai, về ý nghĩa của câu thơ cuối trong bài thơ, “Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” (Hổ thẹn khi nghe nhân gian nói về chuyện ông Vũ Hầu), các soạn giả cho rằng đây “thực chất là một lời thề suốt đời tận tuỵ với chủ tướng Trần Hưng Đạo..” (Sách giáo viên Ngữ văn 10 (nâng cao), tr.188), “có thể hiểu “thẹn” là cách nói thể hiện khát vọng , hoài bão muốn sánh với Vũ Hầu…”(Sách đã dẫn, tr.188). Từ trước đến nay, Vũ Hầu Gia Cát Lượng luôn được nhắc đến với tư cách là bậc tuyệt trí mưu đồ nghiệp lớn, góp phần khôi phục giang sơn nhà Thục Hán (lời bình của Kim Thánh Thán). Thẹn ở đây là trạng thái tình cảm, thái độ nhận thức của Phạm Ngũ Lão, ông muốn học tập người xưa, hết lòng phụng sự triều Trần, bảo vệ giang sơn Đại Việt trước hoạ xâm lăng của Nguyên – Mông. Hơn nữa, đây cũng là phương thức thể hiện đặc điểm sùng cổ, ước lệ và tổ chức thế giới nghệ thuật thi phẩm theo đặc trưng thi pháp văn học trung đại, điều đó cũng tương tự như Nguyễn Khuyến tự thẹn với “ông Đào” trong bài Thu vịnh sau này.
Xem thêm:
- Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng
- Dàn ý phân tích bài thơ Tỏ lòng
- Dàn ý cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng
- Phân tích hào khí Đông A qua bài thơ Tỏ Lòng
- So sánh phiên âm và dịch thơ bài Tỏ lòng
- Vẻ đẹp con người và thời đại nhà Trần qua bài thơ Tỏ lòng
- Phân tích hai câu đầu bài Tỏ lòng
- Phân tích hai câu cuối bài Tỏ lòng
- Soạn bài Tỏ lòng
–
Doctailieu vừa chia sẻ đến các em bài văn mẫu phân tích ý nghĩa nhan đề Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. Hy vọng với những phân tích này sẽ phần nào giúp các em hiểu rõ hơn ý nghĩa nội dung của bài từ đó có thể viết được những bài văn sâu sắc nhất. Chúc các em học tốt môn văn mẫu 10.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!